Sẽ thật tốt nếu nhà bạn có nuôi thú cưng trong quá trình dạy bé tập nói các con vật. Một chú chó, một chú mèo hoặc một hồ cá nhỏ sẽ trở thành người bạn, đồng thời là động lực để bé thực hành gọi tên.
Cho bé cơ hội gần gũi với động vật và thiên nhiên
Sẽ thật tốt nếu bạn dắt bé đi sở thú vào một dịp cuối tuần để mở rộng vốn từ cho bé, hãy dạy bé biết yêu thương động vật và tầm quan trọng của thiên nhiên.
Tuy nhiên ba mẹ cần bảo vệ bé trước lông động vật có thể gây dị ứng hoặc các bệnh về đường hô hấp cho trẻ.
Hãy kiên nhẫn với phát âm của bé
Bé cần thời gian khi học một từ ngữ nào, tiếng Việt không phải là một ngôn ngữ dễ phát âm với những dấu câu và kết hợp nguyên âm tương đối phức tạp. Hãy kiên nhẫn với khả năng phát âm của bé và biết rằng bé luôn cố gắng để nói thật chuẩn theo lời ba mẹ dạy.
Hi vọng những thông tin trong bài viết “Cách dạy bé tập nói các con vật siêu chuẩn” đến từ K&K Baby hữu ích dành cho ba mẹ!
Đừng quên follow Fanpage K&K Baby để cập nhật những nội dung và sản phẩm sớm nhất nhé!
Các con vật cho bé nhanh biết nói hay nhất| Dạy bé học online
Dạy bé tập nói các con vật như thế nào? Trung bình ở giai đoạn 12 tháng tuổi trẻ đã có thể phát âm một số từ đơn giản như “ba”, “mẹ”. Để phát triển và kích thích bé nói chuyện, phụ huynh thường dạy bé tên các con vật quen thuộc như chó, mèo, bò, chim, cá,… Vậy dạy bé nói tên các con vật thế nào cho chuẩn? Cùng tham khảo bài viết sau đến từ K&K Baby nhé!
Ở từng giai đoạn trong đời, chúng ta sẽ có những cách giao tiếp khác nhau. Khi trẻ sơ sinh vừa lọt lòng mẹ, thay vì dùng lời nói, tiếng khóc của con chính là phương tiện giao tiếp và biểu đạt cảm xúc. Hãy cùng điểm qua các mốc phát triển khả năng nói của bé:
Các bé dành phần lớn thời gian của 3 tháng đầu đời để ngủ. Khi đạt cột mốc 3 tháng tuổi, não bộ của bé phát triển đủ để bé có thể lắng nghe giọng nói của ba mẹ và những tiếng động xung quanh. Bé có thể quan sát và cảm nhận được sắc thái biểu cảm của bạn. Đến tháng thứ 6 đến tháng thứ 9, trẻ có thể nói lẩm bẩm vài từ nào đó chưa rõ ràng, đó chính là khởi đầu của những tiếng gọi ba, mẹ thân thương.
Khi đến giai đoạn 1 tuổi, thường các trẻ đã có thể nói những từ đơn giản như “ba”, “mẹ”. Bé cảm nhận được cảm xúc trong lời nói và gương mặt của ba mẹ và những người xung quanh. Đừng bất ngờ khi một ngày nào đó bạn nghe bé gọi nhé!
Và cũng chính ở giai đoạn này, ba mẹ đã có thể dạy bé tập nói các con vật quen thuộc xung quanh như chó, mèo, cá,… hoặc bằng tên gọi riêng một âm tiết của chúng.
Đến năm 2 tuổi. Trẻ đã có thể nói những câu dài hơn, ba mẹ hãy yên tâm và biết được rằng trẻ đang cố gắng để hoàn thiện những câu nói bị ngắt quảng hoặc thiếu từ của mình.
Tham khảo: Cách dạy bé 2 tuổi nghe lời hiệu quả
Đến năm 3 tuổi, bé tiếp thu từ vựng và cách sử dụng từ vựng, câu mệnh lệnh, câu cảm thán một cách đa dạng, rõ ràng và phù hợp hơn. Lúc này ba mẹ có thể dạy bé tập nói các con vật có tên phức tạp hơn, đa âm tiết hơn.
Hãy bắt đầu với những con vật quen thuộc
Thực tế dạy bé tập nói các con vật không phải là công việc ưu tiên quá sớm, phụ huynh hãy gần gũi và tập cho bé gọi những tiếng “ba”, “mẹ” hay người thân thuộc trước và lồng ghép việc dạy tên các con vật khi có cơ hội. Khi đó, hãy bắt đầu với những con vật quen thuộc và tên gọi có một âm tiết như: Chó (Dog), Mèo (Cat), Fish (Cá), Chim (Bird), Bò (Cow),…
Bởi khả năng phát âm của bé chưa hoàn chỉnh nên khi dạy bé nói các con vật có tên từ 2 âm tiết trở lên hoặc có dấu hỏi, ngã, hoặc những con vật không thực sự quen thuộc (hà mã, muỗi, sư tử, hươu cao cổ,…) từ quá sớm sẽ không thật sự hữu ích cho bé.