Để chinh phục bất kỳ ngôn ngữ nào, trước hết bạn cần làm quen với bảng chữ cái, và tiếng Pháp cũng không phải là một ngoại lệ. Hiểu biết và ghi nhớ rõ về bảng chữ cái tiếng Pháp sẽ giúp bạn học từ vựng và ngữ pháp một cách hiệu quả hơn. Trong bài viết dưới đây, LEAP Vietnam sẽ hướng dẫn bạn cách đọc phiên âm chuẩn của bảng chữ cái tiếng Pháp và cách học dễ nhớ nhé!
Dạy cách phát âm chữ cái tiếng Anh
Có 26 chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Anh. Mỗi chữ cái sẽ có ít nhất 1 âm thanh.
Các bảng chữ cái tiếng Anh cho bé bao gồm 5 nguyên âm là a-e-i-o-u và 21 phụ âm là b-c-d-f-g-h-j-k-l-m-n-p-q-r-s-t-v-w-x-y-z. Trong đó cách đọc từng nguyên âm và phụ âm như sau:
/ ɪ /: Đây là âm i ngắn, đọc gần giống âm “i” trong tiếng Việt nhưng phát âm ngắn hơn (chỉ bằng 1/2 âm “i” trong tiếng Việt). Khi đọc, bạn mở môi hơi rộng sang hai bên, lưỡi hạ thấp.
/i:/: Đây là âm i dài, giống âm “i” trong tiếng Việt nhưng kéo dài. Âm phát ra từ trong khoang miệng. Bạn mở môi rộng sang hai bên, lưỡi nâng cao lên.
/ ʊ /: Đây là âm “u” ngắn, tương tự với âm “ư” trong tiếng Việt. Khi phát âm âm này, bạn chỉ cần đẩy hơi rất ngắn từ cổ họng. Để môi hơi tròn, lưỡi hạ thấp xuống.
/u:/: Đây là âm “u” kéo dài, âm phát ra trong khoang miệng. Bạn đặt khẩu hình môi tròn, lưỡi nâng cao lên.
/ e /: Phát âm tương tự âm “e” trong tiếng Việt nhưng ngắn hơn. Bạn mở môi rộng hơn so với khi đọc âm / ɪ / và lưỡi hạ thấp hơn so với khi đọc âm / ɪ /.
/ ə /: Phát âm tương tự âm “ơ” của tiếng Việt nhưng ngắn và nhẹ hơn. Bạn mở hơi rộng môi, lưỡi thả lỏng ra.
/ɜ:/: Tương tự phát âm âm /ɘ/ nhưng cong lưỡi lên, âm phát ra từ trong khoang miệng. Môi bạn hơi mở rộng, lưỡi cong lên và chạm vào vòm miệng khi kết thúc âm.
/ ɒ /: Âm “o” ngắn, phát âm tương tự âm “o” trong tiếng Việt nhưng ngắn hơn. Đặt môi hơi tròn và lưỡi hạ thấp xuống.
/ɔ:/: Đây là âm “o” cong lưỡi, phát âm như âm “o” trong tiếng Việt nhưng lưỡi cong lên, âm phát ra từ trong khoang miệng. Đặt môi tròn và lưỡi cong lên, lưỡi chạm vào vòm miệng trên khi kết thúc âm.
/æ/: Đây là a, tuy nhiên hơi lai giữa âm “a” và âm “e”. Khi phát âm, âm bị đè xuống, miệng mở rộng, môi dưới hạ thấp xuống, lưỡi hạ rất thấp.
/ ʌ /: Phát âm tương tự giống âm “ă” trong tiếng Việt. Âm này hơi lai giữa âm “ă” và âm “ơ” nhưng phải bật hơi ra. Bạn thu hẹp miệng lại và lưỡi hơi nâng lên.
/ɑ:/: Đây là âm “a” kéo dài, âm phát ra từ trong khoang miệng. Miệng bạn mở rộng và lưỡi hạ xuống thấp.
/ɪə/: Bạn tiến hành phát âm âm / ɪ / rồi chuyển dần sang âm / ə /. Khẩu hình miệng chuyển từ dẹt thành hình tròn, lưỡi thụt dần về sau.
/ʊə/: Bạn bắt đầu phát âm âm / ʊ / rồi chuyển dần sang âm /ə/. Môi bạn mở rộng dần và lưỡi đẩy dần về phía trước.
/eə/: Phát âm âm m / e / rồi chuyển dần sang âm / ə /. Môi bạn thu hẹp lại và lưỡi thụt dần ra phía sau.
/eɪ/: Phát âm âm / e / rồi chuyển dần sang âm / ɪ /. Bạn dẹt môi dần sang 2 bên và lưỡi hướng dần lên trên.
/ɔɪ/: Bạn phát âm âm / ɔ: / sau đó chuyển dần sang âm /ɪ/. Môi bạn cũng dẹt dần sang 2 bên. Đầu lưỡi hướng dần lên trên và đẩy dần về phía trước.
/aɪ/: Bắt đầu bằng âm /ɑ:/ rồi chuyển dần sang âm /ɪ/. Bạn dẹt môi dần sang hai bên, đầu lưỡi hướng dần lên trên và đẩy dần hơi về phía trước.
/əʊ/: Bắt đầu phát âm bằng âm / ə/ rồi chuyển dần sang âm / ʊ /. Bạn mở dần môi, đặt môi hơi tròn và lưỡi lùi dần về phía sau.
/aʊ/: Bắt đầu phát âm âm / ɑ: / rồi chuyển dần sang âm /ʊ/. Bạn mở môi tròn dần, lưỡi hơi thụt dần về phía sau.
Một số quy tắc sau bạn cũng cần chú ý khi phát âm:
Khi phát âm các nguyên âm, dây thanh quản phải rung.
Với các âm như /ɪə / – /aʊ/, khi phát âm phải phát âm đầy đủ cả 2 thành tố cấu tạo của âm, phát âm chuyển dần từ trái sang phải và âm đứng trước đọc dài hơn âm đứng sau một chút.
Trong trò chơi “I Spy – Tôi do thám”, bạn chọn một cái gì đó mà bạn nhìn thấy và không nói cho con biết đó là gì. Con bạn phải đoán những gì bạn nhìn thấy. Đây là cách bạn có thể sử dụng “I Spy” để dạy âm chữ cái (ngữ âm).
Giả sử bạn nhìn thấy một cuốn sách trong phòng, bạn có thể nói: Mẹ/ba theo dõi một cái gì đó bắt đầu bằng (tạo âm thanh cho chữ B) hoặc mẹ/ba theo dõi một cái gì đó kết thúc bằng (tạo âm thanh cho chữ K).
Sau khi con tìm thấy đồ vật, hãy yêu cầu bé cho bạn biết chữ cái đầu tiên (hoặc chữ cái cuối cùng) của đồ vật đó là gì. Thay phiên đổi vai trò cho nhau. Đầu tiên bạn do thám, sau đó con do thám rồi thực hiện ngược lại.
Dạy bảng chữ cái tiếng Anh cho bé bằng tên
Bạn viết ra danh sách tên của những thành viên trong gia đình. Sau đó yêu cầu trẻ tìm chữ cái bằng cách hỏi: “Tên nào có chữ O trong đó?”. Bạn hãy thay đổi chữ cái liên tục cho đến khi con tìm được tất cả các chữ cần tìm.
Thêm một gợi ý để tăng niềm vui trong quá trình học bảng chữ cái tiếng Anh cho bé. Đó là bạn hãy “giao kèo” với con rằng nếu ai đoán được chữ cái nào xuất hiện nhiều nhất thì người đó sẽ chiến thắng.
Hoạt động khám phá tên sẽ mang đến cho trẻ hai lợi ích. Thứ nhất, nó thu hút kỹ năng nhận dạng chữ cái của trẻ bằng cách cho con tiếp xúc với chữ cái lặp đi lặp lại. Thứ hai, nó giúp trẻ hiểu rằng chữ cái là một mã được tạo thành từ ký hiệu (chữ cái). Để đọc được, trước tiên trẻ cần nhận diện xem chữ đó là gì.
Cho trẻ chạm vào hình dạng các chữ cái
Một số trẻ em học rất nhanh bằng xúc giác. Vì vậy bạn hãy cho con học bằng cách chạm vào chúng. Bạn mua hoặc làm những chữ cái từ đất sét, giấy, que kem… để con chạm vào.
Ví dụ, bạn có thể sử dụng các chữ cái làm từ giấy nhám. Cách tiếp cận này kết hợp cả kỹ năng học tập bằng xúc giác và hình ảnh. Chắc chắn con sẽ rất hứng thú học hành.
Tạo bộ thẻ bảng chữ cái tiếng Anh cho bé
Tạo thẻ bảng chữ cái là lựa chọn dễ dàng và đáng tin cậy để giúp con bạn nhận dạng chữ cái. Mặc dù có nhiều thẻ bảng chữ cái trên thị trường nhưng sẽ thú vị hơn nếu trẻ tự làm chúng.
Tất cả những gì bạn cần là một xấp giấy trắng, bút chì và màu tô. Đơn giản là cho con viết chữ cái lên mỗi tờ giấy, sau đó để bé tự tô màu theo ý thích. Hoạt động tuyệt vời này sẽ rèn cho con tính tự chủ và độc lập với việc học của mình.
Một thách thức của các con khi học bảng chữ cái tiếng Anh chính là phải hiểu được chữ cái có hình dạng gì.
Ví dụ: Chữ O thường được dạy là một chữ trông giống hình tròn. Các chữ cái khác được tạo thành từ đường cong, đường thẳng, dấu gạch ngang và đủ loại hình dạng.
Một cách hữu ích để giúp trẻ hiểu nắm bắt được hình dạng chữ cái chính là sử dụng các vòng tròn nhỏ để tạo thành chữ cái. Bạn có thể tải những trang “dot letter” trên mạng về và cùng con thực hành.
Khi đã có chữ cái lớn ở ngoài, bạn hướng dẫn con sử dụng các vòng tròn nhỏ để tạo thành chữ cái theo mẫu. Khi trẻ hiểu cách các chữ cái hình thành thì sẽ nhận biết được hình dạng chữ cái dễ hơn.
Có nên dạy trẻ chữ cái theo thứ tự?
Khi dạy con bạn các chữ cái, bạn không cần phải dạy theo thứ tự bảng chữ cái.
Bạn nên bắt đầu với những cái có tần suất xuất hiện cao như các chữ cái trong tên của trẻ. Điều đó ý nghĩa hơn và cho trẻ nhiều cơ hội hơn để thực hành nhận biết các chữ cái đó theo những cách khác nhau.
Khi lần đầu tiên giới thiệu các chữ cái trong tên của trẻ và phần còn lại của bảng chữ cái, chỉ đưa cho con bạn hai chữ cái chưa biết để làm cùng một lúc. Sau khi trẻ thành thạo các chữ cái đó, hãy cho trẻ học thêm một hoặc hai chữ cái nữa cho đến khi trẻ biết hết 26 chữ cái.