(ĐCSVN) - Sau những nỗ lực chung của cả hai bên trong suốt những năm qua, ngày 9/7/2013, Việt Nam và Lào sẽ tổ chức Lễ chào mừng hoàn thành công tác cắm mốc biên giới giữa hai nước trên thực địa và khánh thành mốc đại (số 460) tại cặp cửa khẩu Thanh Thủy, tỉnh Nghệ An - Nậm On, tỉnh Borikhamxay (Bo Ly Khăm Xay). Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Chính phủ Lào Thoongsing Thammavong (Thoong Sỉnh Thăm Mạ Vông) sẽ tham dự buổi lễ. Mốc đại số 460 tại cặp cửa khẩu Thanh Thủy, tỉnh Nghệ An - Nậm On, tỉnh Borikhamxay
Biên giới Việt Nam-Campuchia trước khi Pháp xâm lược Đông Dương
Bản đồ Bonne 26 mảnh tỷ lệ 1/100000, là tập bản đồ được chính quyền Đông Dương của Pháp xuất bản trong khoảng những năm gần năm 1954 nhất (khoảng 1951-1955). Tập bản đồ này được quốc vương Norodom Sihanouk gửi lên Liên hiệp Quốc[27] để lưu trữ năm 1964[28]. Trong những năm 1963-1969, tập bản đồ được quốc tế công nhận rộng rãi. Các hiệp định phân định biên giới giữa 2 nước cũng từng lấy chúng làm cơ sở để xây dựng các hiệp định.
Một số đoạn biên giới sử dụng tập bản đồ Bonne không thể phân định rõ ràng, nên trong Hiệp ước Hoạch định biên giới năm 1985, hai nước Việt Nam và Campuchia thống nhất sử dụng thêm tập bản đồ UTM 40 mảnh tỷ lệ 1/50000[29] (tỷ lệ lớn hơn bản đồ Bonne) để hỗ trợ cho bản đồ Bonne trong hoạch định biên giới. Tập bản đồ UTM 40 mảnh tỷ lệ 1/50000 do quân đội Hoa Kỳ xuất bản những năm 1969-1971, (chỉ 02 trong số 40 mảnh) do quân đội Việt Nam Cộng hòa xuất bản muộn nhất là vào tháng 4 năm 1975. Danh mục tập bản đồ UTM 40 mảnh tỷ lệ 1/50000 được ghi trong hiệp ước:
Trong tâm thức người Việt Nam, biên giới là một nơi linh thiêng, ngoài ranh giới pháp lý về lãnh thổ, nơi đó lưu lại chứng tích, công lao dựng nước và giữ nước của tổ tiên, đặc biệt nơi đây - Vùng tam biên, cột mốc biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia, nơi tiếng gà gáy 3 nước cùng nghe, nơi mà với 120 bậc tam cấp và 100 bước chân chúng ta có thể đi vòng qua 3 nước.
Vị trí cột mốc nằm ở độ cao 1.086m, phía Việt Nam là tỉnh Kon Tum, phía Lào là tỉnh Attapư, phía Campuchia là tỉnh Ratanakiri, cách cửa khẩu quốc tế Bờ Y 10km, cách thành phố Kon Tum 90km.
Từ một vùng đất hoang vu lồng lộng gió ngàn, núi tiếp núi, đồi tiếp đồi, nay đã có những công trình mọc lên làm cho vùng đất này khởi sắc, ghi nhận sự phát triển về kinh tế của Kon Tum nói riêng và cả nước nói chung. Chúng ta có một cái nhìn khác về vùng đất này trong tương lai, đó là sự phát triển bền vững về quốc phòng, ổn định về kinh tế. Cũng từ đây, tình hữu nghị 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia sẽ mỗi ngày thắt chặt hơn nữa về mọi mặt.
Ngoài ý nghĩa về kinh tế, mỗi địa danh ở đây đều mang một huyền thoại thiêng liêng và huyền bí. Chỉ có 4km đường chim bay nhưng phải vượt qua những con đường quanh co khúc khuỷu gần 10km mới đến được cột mốc. Trên đường đi ngang qua vùng đất có nhiều truyền thuyết của người KDoong như tảng đá Mô Yang (đá trời) với truyền thuyết về 7 cô gái và vị vua Hổ; thác Đon Chor, lãng mạng hơn ta có thể gọi là thác Đón chờ, cùng nhiều thắng cảnh và truyền thuyết khác.
Ngày 28/12/2012, UBND tỉnh Kon Tum đã có Quyết định số 1240/QĐ-UBND phê duyệt Đề án khai thác du lịch khu vực cột mốc quốc giới chung 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia với mục tiêu là: khai thác tiềm năng lợi thế vị trí cột mốc quốc giới chung 3 nước để hình thành và phát triển du lịch trên địa bàn huyện Ngọc Hồi theo quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh, góp phần thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần nhóm ngành dịch vụ, du lịch. Phát triển du lịch nhằm đóng góp tích cực vào quá trình thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Ngọc Hồi nói riêng và trên địa bàn tỉnh nói chung, góp phần quan trọng vào việc xoá đói giảm nghèo, giữ vững quốc phòng an ninh biên giới, trật tự an toàn xã hội. Theo đó, phấn đấu năm 2025 huyện Ngọc Hồi đón khoảng: 65.000-80.000 lượt khách, trong đó khách trong nước 55.000-60.000 lượt, khách quốc tế 10.000-20.000 lượt và lượng khách đến cột mốc quốc giới chung 3 nước đạt khoảng 90% trên tổng số lượng khách du lịch đến Ngọc Hồi - tương đương khoảng 58.500-72.000 lượt khách.
Để đạt được mục tiêu trên, ngành du lịch Kon Tum chú trọng phát triển các điểm, tuyến du lịch, tuor du lịch đồng bộ, hài hoà trên diện tích đất của 3 quốc gia xung quanh khu vực cột mốc quốc giới chung 3 nước. Kết nối du lịch khu vực cột mốc 3 biên với các điểm, tuyến du lịch, tuor du lịch của các địa phương trong tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia. Đồng thời phát triển các loại hình du lịch như: du lịch văn hoá các làng đồng bào dân tộc thiểu số; du lịch sinh thái; du lịch tham quan các di tích lịch sử cách mạng; du lịch tổng hợp (tham quan, mua sắm...); du lịch Caravan và du lịch Mice.
Hiện nay, huyện Ngọc Hồi đã từng bước đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung và lĩnh vực du lịch nói riêng như: giao thông, thuỷ lợi, thông tin liên lạc, điện, nước, khách sạn, nhà hàng... Riêng cơ sở vật chất phục vụ du lịch từng bước phát triển cả về quy mô và chất lượng, đáp ứng yêu cầu phục vụ khách du lịch. Tổng số khách sạn, nhà hàng tăng nhanh, chất lượng phòng lưu trú đang từng bước được nâng cao, số khách sạn được phân hạng từ 1-2 sao ngày càng tăng (đặc biệt có khách sạn BMC đạt tiêu chuẩn 4 sao). Số cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ, khách sạn, nhà hàng tăng từ 372 cơ sở năm 2005 lên trên 1.000 cơ sở năm 2015.
Với tiềm năng và lợi thế của vị trí là ngã ba Đông Dương, hy vọng khu vực cột mốc quốc giới chung 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia sẽ là điểm du lịch đầy tiềm năng trong tương lai. Sự phát triển của vùng đất này sẽ thúc đẩy quá trình hợp tác giao lưu quốc tế trong tam giác phát triển 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia.