Bộ Công thương xử phạt Công ty đa cấp Vinalink Group 185 triệu đồng
Kết luận : Bán hàng đa cấp có tốt không ?
Với những thông tin rất chi tiết về đa cấp là gì ? bán hàng đa cấp là gì ? lợi ích của bán hàng đa cấp ? những chiêu trò lừa đảo cũng như các dấu hiệu nhận biết các công ty đa cấp lừa đảo, phân biệt kinh doanh đa cấp chân chính và kinh doanh đa cấp bất chính.
‣ Để trả lời cho câu hỏi ” Bán hàng có đa cấp có tôt không ” ?
‣ Chúng tôi Trung tâm mua sắm Trần Đình hy vọng mang đến cho các bạn thông tin hữu ích ở trên về vấn đề đa cấp, thực trạng bán hàng đa cấp ở Việt Nam hiện nay sẽ giúp phòng tránh được nhiều nguy cơ cho mình và gia đình.
‣ Cảm ơn các bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này ! Đừng quên chia sẻ đến thông tin này đến người thân bạn bè và mọi người xung quanh. Chúc bạn sức khỏe, thành công trong cuộc sống!
Tốt nghiệp đại học bách khoa Hà Nội chuyên ngành cơ điện tử. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điện tử điện lạnh. Hiện nay chuyên viên kỹ thuật cao cấp làm việc tại những tập đoàn hàng đầu: LG, SamSung, Sony, Panasonic....vvv.
Cách nhận biết công ty đa cấp lừa đảo
❶ Người tham gia phải đặt cọc, mua hàng hoặc đóng tiền
Khi được mời tham gia một doanh nghiệp bán hàng đa cấp, lưu ý nếu phải bỏ ra một khoản tiền để đặt cọc, mua hàng thì cần phải cẩn trọng.
Việc tiêu dùng hoặc bán hàng hóa của doanh nghiệp là tùy thuộc nhu cầu, khả năng của bản thân người tham gia, công ty không được yêu cầu người tham gia phải mua một số lượng hàng hóa nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp.
Nhiều công ty bán hàng đa cấp bất chính tồn tại nhờ số tiền những người mới gia nhập bỏ ra mua hàng. Khi không tuyển thêm được người hoặc khi người được tuyển không mua hàng, công ty sẽ rất khó để tồn tại.
❷ Chỉ tập trung tìm kiếm người tham gia vào hệ thống
Công ty cho người tham gia bán hàng đa cấp nhận “hoa hồng” từ việc giới thiệu người khác tham gia vào hệ thống mà không phải từ việc mua, bán hàng hóa của người được giới thiệu đó.
Một công ty bán hàng đa cấp chân chính, việc tuyển dụng sẽ không mang lại lợi ích nếu những người được tuyển dụng không bán hàng. Bởi vì chỉ có bán hàng mới giúp hàng hóa được tiêu thụ, mang về doanh thu cho doanh nghiệp, và từ đó nhà phân phối được trả hoa hồng.
❸ Hứa hẹn những khoản lợi nhuận hấp dẫn
Bán hàng đa cấp là một hình thức bán hàng, phân phối hàng hóa, không phải là một hình thức đầu tư, do đó phải cân nhắc khi nghe những lời hứa hẹn hấp dẫn về lợi nhuận.
Người tham gia chỉ có thu nhập khi bán được hàng hóa và những người trong cùng hệ thống bán được hàng hóa.
❹ Không cho trả hàng trong thời hạn 30 ngày:
Theo khoản 1 Điều 47 Nghị định 40, người tham gia bán hàng đa cấp có quyền trả lại hàng hóa đã mua từ công ty đa cấp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận hàng.
Nếu công ty không cho phép người tham gia bán hàng đa cấp trả lại hàng hóa đã mua thì cần xem xét cẩn trọng.
❺ Không có giấy phép bán hàng đa cấp
Bán hàng đa cấp là một hoạt động kinh doanh đươc pháp luật cho phép. Tuy nhiên nhiều công ty lợi dụng điều này để làm biến chất của mô hình kinh doanh đa cấp này. Với những công ty không được cấp giấy phép bán hàng đa cấp thì tuyệt đối bạn không nên tham gia với bất kỳ lời đề nghị hợp tác nào.
Người tham gia hệ thống bán hàng đa cấp vừa là khách hàng, cũng vừa là một nhân viên của công ty đó. Tuy nhiên các công ty kinh doanh đa cấp này không phải trả lương cho thành viên mà vẫn bán được sản phẩm.
Phân biệt bán hàng đa cấp chân chính và bất chính?
Để trả lời câu hỏi ” Bán hàng đa cấp có tốt không ” ? Bạn cần phân biệt được bán hàng đa cấp chân chính và bán hàng đa cấp bất chính sau đây !
Một doanh nghiệp bán hàng đa cấp chân chính, thực hiện đúng chức năng bán hàng, cần phải đáp ứng các tiêu chí cơ bản sau:
Sản phẩm ở đây là một hàng hóa/ dịch vụ nào đó phải đảm bảo chất lượng, mang đến giá trị sử dụng thực sự cho người tiêu dùng. Đặc biệt, giá cả phù hợp với giá trị của sản phẩm.
(VHP chúng tôi đang phân phối sản phẩm Bảo hiểm nhân thọ “Đón đầu thay đổi 2.0” ưu việt hàng đầu trên thị trường do Công ty bảo hiểm nhân thọ FWD, một công ty đi đầu trong công nghệ 4.0 cung cấp: www.fwd.com.vn)
Nhà phân phối là những người giúp doanh nghiệp giới thiệu và bán hàng cho người tiêu dùng. Do đó, muốn thực hiện chức năng bán hàng một cách tốt nhất, doanh nghiệp bán hàng đa cấp cần phải đào tạo kỹ càng cho nhà phân phối của mình để họ hiểu về sản phẩm và có kỹ năng bán hàng tốt.
Bán hàng là chính yếu, tuyển dụng là thứ yếu:
Một doanh nghiệp bán hàng đa cấp chân chính trước hết phải là doanh nghiệp thực hiện việc bán hàng một cách thực sự. Và bán hàng là hoạt động chính, mục tiêu cuối cùng là bán được nhiều hàng nhất.
Hoạt động bán hàng đa cấp được thực hiện qua hệ thống nhà phân phối. Do đó song song với việc bán hàng, doanh nghiệp cũng phải tuyển dụng và xây dựng hệ thống nhà phân phối.
Tuy nhiên, việc bán hàng phải được chú trọng hàng đầu. Việc tuyển dụng cũng chỉ nhằm phục vụ cho mục tiêu bán hàng. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp chân chính phải tồn tại dựa trên doanh thu từ hoạt động bán hàng.
Chiêu trò của các công ty đa cấp lừa đảo
Có một thực tế rất rõ ràng, đi cùng với những công ty đa cấp được cấp phép hoạt động một cách hợp pháp thì hiện nay vẫn còn tồn tại những công ty ở dạng lừa đảo, và nếu như không biết cách phân biệt thì rất dễ rơi vào hoàn cảnh tiền mất tật mang với những thủ đoạn lừa đảo của các công ty này. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận dạng bạn có thể tham khảo:
‣ Đầu tiên, những doanh nghiệp này đăng các nội dung quảng cáo trên phương tiện Internet (như website về việc làm, zalo, facebook…) về việc tuyển dụng nhân sự với các tiêu chí rất chung chung, dễ đáp ứng nhưng lại “rất hấp dẫn” về thu nhập, ví dụ như:
Tuyển nhân viên kinh doanh: lương 10 triệu/tháng không cần kinh nghiệm và bằng đại học, thời gian làm việc linh động;
Tuyển cộng tác viên online: làm ca 4 tiếng/ngày thu nhập 6 triệu/tháng chưa kể hoa hồng…
Đối tượng của những đoạn quảng cáo này hướng đến thường là những người đang tìm kiếm việc làm hoặc các bạn sinh viên muốn đi làm thêm;
‣ Khi nộp hồ sơ xin việc, các ứng viên được hẹn phỏng vấn nhưng thực chất để các nhân viên của doanh nghiệp tiếp cận hỏi han về hoàn cảnh gia đình, làm thân và lấy sự tin tưởng của người đang tìm việc.
Tiếp đến, những nhân viên này vẽ vời một tương lai tươi sáng thu nhập hàng trăm triệu một tháng cùng những chuyến du lịch, đào tạo tại nước ngoài làm cho các ứng viên ham thích và muốn tham gia.
Sau đó, nhân viên tuyển dụng bằng nhiều các biện pháp kể cả dụ dỗ và ép buộc người xin việc nộp các khoản tiền rất lớn với nhiều lý do (như phí đào tạo kỹ năng bán hàng, mua tài liệu kinh doanh…) hoặc bị yêu cầu mua một gói sản phẩm ban đầu để đầu tư hay “gia nhập” doanh nghiệp;
‣ Sau khi đã nộp tiền, người tham gia/người được tuyển dụng có thể nhận được một khoản hoa hồng nhỏ để khuyến khích họ tuyển thêm người khác hoặc chính họ tiếp tục nộp thêm tiền có vị trí kinh doanh với mức hoa hồng cao hơn.
Thực chất công việc của họ chỉ là tuyển được thêm người, bán hàng hóa với mức giá cao vô lý hoặc nộp thêm nhiều tiền nữa lên cấp bậc. Nếu không làm các các công việc trên thì họ cũng không nhận thêm được bất kỳ các khoản thu nhập nào.
Trường hợp muốn khiếu nại về các khoản phí đã nộp, nạn nhân thường không có các chứng từ giao dịch với doanh nghiệp, các biên lai hay phiếu thu nộp tiền đều không có dấu của doanh nghiệp.