Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ đã ký quyết định điều động, bổ nhiệm có thời hạn ông Nguyễn Văn Hoàn, Phó Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) giữ chức vụ Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn.
Trưởng phòng quản lý xuất nhập cảnh lào cai
Công an tỉnh Lào Cai đã có thông báo kết luận xác minh việc một vị đại tá Công an tỉnh này bị tố cáo quấy rối tình dục.
Địa chỉ : Số 94 Đường Mai Hắc Đế, Phường Hà Huy Tập, TP Vinh, Tỉnh Nghệ An Email: [email protected] – Điện thoại : 02383.848.272
Q.Trưởng phòng Tổ chức – Hành chính
Bộ Công Thương bổ nhiệm lãnh đạo quản lý thị trường tại TP HCM nhưng không thông qua Thành ủy, UBND thành phố.
Cùng với một số địa phương tại miền Bắc, hoàn lưu của cơn bão số 3 có tên quốc tế Yagi đã gây ra những hậu quả nặng nề về người, tài sản cho Nhân dân sinh sống và làm việc trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Trên 9.000 ngôi nhà đã bị ngập nước, sạt lở, lũ cuốn trôi; hàng chục xã với gần 100 thôn bị cô lập do ngập lụt, sạt lở đường giao thông. Mưa lũ đã chia cắt nhiều khu vực dân cư; hàng nghìn ha lúa, hoa màu, gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi. Nhiều tuyến giao thông huyết mạch, trường học, trạm y tế, công trình thủy lợi, hệ thống điện, nước sinh hoạt, thông tin liên lạc… bị hư hỏng nặng nề.
Huyện Bảo Yên là một trong những địa bàn bị ảnh hưởng nghiêm trọng, để lại hậu quả nặng nề nhất của tỉnh Lào Cai. Đặc biệt vào lúc 6 giờ sáng 10/9 lũ quét kinh hoàng đã xảy ra ở thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Đến nay, công tác tìm kiếm, cứu hộ tại Làng Nủ vẫn tiếp tục được lực lượng chức năng thực hiện.
Trước những diễn biến bất thường của thời tiết gây hậu quả nghiêm trọng, cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong tỉnh đã nỗ lực giúp đỡ người dân vùng thiên tai. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn hàng nghìn hộ dân rất khó khăn về nhà ở; nhiều tuyến đường giao thông, công trình, trường học, trạm y tế bị hỏng nặng nề. Đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, vùng ngập lụt.
Phát huy truyền thống đoàn kết “tương thân, tương ái”, ‘lá lành đùm lá rách”, với tinh thần “nhường cơm sẻ áo” cùng chung tay chia sẻ, ủng hộ Nhân dân vùng bị thiệt hại do bão lũ gây ra và hưởng ứng Lời kêu gọi của Tổng cục QLTT về việc ủng hộ đồng bào bị thiên tai do cơn bão số 3 gây ra, Cục QLTT tỉnh Lào Cai đã kêu gọi cán bộ, đoàn viên, hội viên; cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh, ủng hộ, hỗ trợ Nhân dân tỉnh Lào Cai khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định đời sống.
Ngay trong sáng ngày 12/9, chuyến xe chở trên 1,4 tấn rau, củ, quả; 300 bánh mỳ và xúc xích ăn liền; 120 thùng nước lọc; 100 thùng mỳ tôm; 10 thùng sữa fami, 30 thùng bánh ăn liền và 50 cái đèn pin đã được Cục trưởng Đỗ Du Bắc cùng các anh em trong Cục QLTT tỉnh Lào Cai trao tặng trực tiếp đến bà con sinh sống tại huyện Bảo Yên - một trong những địa bàn đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ hoàn lưu của cơn bão số 3.
Mặc dù quãng đường chỉ hơn 70km, tuy nhiên do nhiều đoạn đường bị sạt lở và có nguy cơ tiếp tục sạt lở nên Đoàn của Cục QLTT tỉnh Lào Cai di chuyển mất hơn 2h giờ đồng hồ mới đến được điểm trao quà tại huyện Bảo Yên.
Trong tối ngày 12/9, Đội QLTT số 4 phụ trách địa bàn Bảo Yên tiếp tục làm cầu nối nhận hỗ trợ từ các đơn vị ngoài tỉnh, trong đó có Câu Lạc bộ Zumba Royal City (Hà Nội) gửi tặng gồm 300 đôi ủng, 1.000 bánh mỳ ruốc, 30 thùng nước, 50 thùng sữa, 400 phần thuốc đã chia sẵn, cùng băng vệ sinh, quần áo, chăn, khăn tắm... để tiếp tục trao tặng đến tận tay người dân khó khăn trên địa bàn.
Trực tiếp nhận những phần quà từ lực lượng QLTT, mặc dù còn rất mệt mỏi bởi phải gồng mình, chống chọi với bão, lụt những ngày qua, tuy nhiên Nhân dân tại huyện Bảo Yên cũng cảm thấy ấm lòng bởi sự quan tâm, đùm bọc của lực lượng QLTT.
“Mấy ngày hôm nay chống chọi với thiên tai, nước ngập hết nhà, không còn gì cả. Hôm nay được nhận các món quà này rất ý nghĩa, thiết thực với bà con chúng tôi trong lúc khó khăn này, xin cảm ơn anh em Quản lý thị trường”, một người dân xúc động nói.
Theo ông Đỗ Du Bắc - Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Lào Cai, mưa lũ xảy ra, cũng có nhà của một số công chức trong đơn vị bị ngập sâu trong nước vẫn đang khắc phục hậu quả sau bão. Tuy nhiên, với tinh thần “nhường cơm sẻ áo”, lực lượng QLTT cùng chung sức, đồng lòng, sẻ chia để giúp bà con Nhân dân trước để tạm vơi đi các khó khăn về cái ăn, đồ uống để dồn sức cho công tác ổn định cuộc sống sau bão lụt./
* Vị trí và chức năng1. Tổng cục Quản lý thị trường là tổ chức trực thuộc Bộ Công Thương, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hoá nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm; hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các hành vi gian lận thương mại theo quy định pháp luật.2. Tổng cục Quản lý thị trường có tư cách pháp nhân, con dấu có hình Quốc huy, tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và trụ sở tại thành phố Hà Nội.* Nhiệm vụ và quyền hạn1. Trình Bộ trưởng Bộ Công Thương để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định:a) Dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ; dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường; về chế độ, chính sách đối với công chức Quản lý thị trường;b) Chiến lược, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hành động, kế hoạch phát triển dài hạn, đề án, dự án quan trọng, dự thảo báo cáo về tổ chức và hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường.2. Trình Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét, quyết định:a) Dự thảo thông tư, quyết định, chỉ thị và các văn bản khác về tổ chức và hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường; về công tác kiểm tra, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại trên thị trường và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật, về chế độ, chính sách đối với công chức Quản lý thị trường thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng;b) Kế hoạch hoạt động hàng năm hoặc theo giai đoạn của Tổng cục;c) Kiến nghị biện pháp quản lý nhà nước liên quan đến tổ chức và hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường.3. Ban hành văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, văn bản theo quy định của pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục.4. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án về tổ chức và hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường; về chế độ, chính sách đối với công chức Quản lý thị trường sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt.5. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật:a) Chỉ đạo, hướng dẫn và thực hiện hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng Quản lý thị trường;b) Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ phục vụ hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành và xử lý vi phạm hành chính;c) Thu thập tài liệu, chứng cứ, lấy mẫu sản phẩm hàng hóa, tang vật, phương tiện có dấu hiệu vi phạm, trưng cầu giám định, kiểm nghiệm mẫu vật là hàng hóa, tài liệu, giấy tờ, vật chứng liên quan đến vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân;d) Xử lý vi phạm hành chính;đ) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, xử lý vi phạm hành chính.6. Kiểm tra nội bộ, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến lực lượng Quản lý thị trường theo quy định của pháp luật; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng tài sản, kinh phí được giao theo quy định của pháp luật.7. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục.8. Tổ chức thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình để tham mưu, đề xuất với cấp có thẩm quyền áp dụng các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh đối với các hành vi vi phạm pháp luật.9. Xây dựng, vận hành và phát triển hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về quản lý địa bàn, kết quả kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, xử lý vi phạm hành chính, cơ sở dữ liệu quản lý nhân sự, tài sản và cơ sở dữ liệu khác phục vụ hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường theo phân công của Bộ trưởng và quy định pháp luật; tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, xử lý vi phạm hành chính của lực lượng Quản lý thị trường với cấp có thẩm quyền.10. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, phương pháp quản lý tiên tiến trong hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường.11. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; cấp Thẻ kiểm tra thị trường cho công chức làm nhiệm vụ kiểm tra thị trường theo quy định pháp luật; tổ chức thực hiện và kiểm tra lực lượng Quản lý thị trường thực hiện quy định về tổ chức, tiêu chuẩn công chức, chế độ trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, cờ hiệu, biển hiệu, ấn chỉ và Thẻ kiểm tra thị trường.12. Thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, thi đua khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Công Thương và quy định của pháp luật.13. Quản lý tài chính, tài sản và các nguồn lực khác được giao theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Công Thương và theo quy định của pháp luật.14. Thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế theo sự phân công của Bộ trưởng.15. Thống kê nhà nước về hoạt động quản lý thị trường.16. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Công Thương giao và theo quy định của pháp luật.* Cơ cấu tổ chức1. Các tổ chức Quản lý thị trường ở trung ương gồm:a) Văn phòng Tổng cục;b) Vụ Tổ chức cán bộ;c) Vụ Tổng hợp - Kế hoạch - Tài chính;d) Vụ Chính sách - Pháp chế;đ) Vụ Thanh tra - Kiểm tra;e) Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường.Văn phòng Tổng cục có 03 phòng và Trung tâm Thông tin truyền thông quản lý thị trường; Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường có 04 phòng.2. Các tổ chức Quản lý thị trường ở địa phương gồm:a) Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường gồm: Cục Quản lý thị trường tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Cục Quản lý thị trường liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.Cục Quản lý thị trường tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có 03 phòng; Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội và Cục Quản lý thị trường thành phố Hồ Chí Minh có không quá 04 phòng; Cục Quản lý thị trường liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có không quá 05 phòng;b) Đội Quản lý thị trường cấp huyện trực thuộc Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh gồm: Đội Quản lý thị trường huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Đội Quản lý thị trường liên huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Đội Quản lý thị trường chuyên ngành; Đội Quản lý thị trường cơ động.Đội Quản lý thị trường cấp huyện không tổ chức phòng;c) Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh và Đội Quản lý thị trường cấp huyện có tư cách pháp nhân, con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.* Lãnh đạo Tổng cục1. Tổng cục Quản lý thị trường có Tổng cục trưởng và không quá 04 Phó Tổng cục trưởng.2. Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức theo quy định của pháp luật.3. Tổng cục trưởng là người đứng đầu Tổng cục, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Công Thương và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Tổng cục Quản lý thị trường. Các Phó Tổng cục trưởng chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.4. Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường trình Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Tổng cục; bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, cách chức người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các tổ chức thuộc Tổng cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Công Thương.* Hiệu lực thi hành và điều khoản chuyển tiếp1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12 tháng 10 năm 2018 và thay thế Quyết định số 19/2009/QĐ-TTg ngày 06 tháng 02 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý thị trường trực thuộc Bộ Công Thương.2. Bộ trưởng Bộ Công Thương chịu trách nhiệm:a) Tiếp nhận, sắp xếp tổ chức bộ máy quản lý thị trường địa phương theo mục tiêu, lộ trình thực hiện tại Đề án thành lập Tổng cục Quản lý thị trường phê duyệt kèm theo Quyết định này;b) Xây dựng Đề án thành lập 19 Cục Quản lý thị trường liên tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trước tháng 12 năm 2019;c) Rà soát, giảm số lượng các Đội Quản lý thị trường cấp huyện xuống còn 376 Đội theo lộ trình đến năm 2020.3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện chuyển giao nguyên trạng biên chế, trụ sở, cơ sở vật chất của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về Bộ Công Thương.4. Các cơ quan quản lý thị trường ở địa phương thuộc Tổng cục Quản lý thị trường tiếp tục sử dụng kinh phí đã được cấp hết năm ngân sách 2018 và quyết toán với ngân sách địa phương; xây dựng dự toán tổng hợp vào ngân sách của Bộ Công Thương từ năm ngân sách 2019.* Tổ chức thực hiệnBộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh đã quyết định điều động và bổ nhiệm có thời hạn ông Trần Hữu Linh – Chánh Văn phòng Bộ nhận nhiệm vụ tại Tổng cục Quản lý thị trường, giữ chức vụ Tổng cục trưởng. Quyết định trên có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/10/2018.
Ông Trần Hữu Linh sinh năm 1977, có bằng cử nhân Kinh tế đối ngoại, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội; Cử nhân Công nghệ thông tin, Đại học Bách khoa Hà Nội. Ông Linh được bổ nhiệm chức Chánh văn phòng Bộ Công Thương kể từ tháng 6/2016.
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định 34/2018/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Quản lý thị trường trực thuộc Bộ Công Thương.
Theo đó, Tổng cục Quản lý thị trường được tổ chức thành hệ thống ngành dọc từ Trung ương đến địa phương, bảo đảm sự chỉ đạo, lãnh đạo, điều hành của Bộ trưởng Bộ Công Thương theo nguyên tắc tập trung thống nhất. Tổng cục Quản lý thị trường có Tổng cục trưởng và không quá 4 Phó Tổng cục trưởng. Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức theo quy định của pháp luật./.