Cố đô Huế: Một nút giao lịch sử và văn hóa trên bản đồ Việt Nam
Giới thiệu ngắn gọn về Đại Nội Huế
Đại Nội Huế( hay Kinh thành Huế) có tên gọi tiếng anh là The Imperial City of Hue, là một trong những di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận và là một phần quan trọng của quần thể di tích Cố đô Huế. Nằm bên bờ sông Hương, Đại Nội được xây dựng dưới triều Nguyễn từ thế kỷ 19 và là trung tâm chính trị, hành chính, và tôn giáo của vương triều này. Đây cũng là nơi sinh sống và làm việc của các vua chúa nhà Nguyễn.
Cấu trúc Đại Nội bao gồm Hoàng Thành và Tử Cấm Thành. Hoàng Thành là nơi diễn ra các nghi lễ trọng đại và đón tiếp sứ thần. Bên trong Hoàng Thành, Tử Cấm Thành là khu vực dành riêng cho hoàng gia, với cung điện chính là nơi sinh sống của hoàng đế và gia đình. Một số điểm tham quan nổi bật trong Đại Nội bao gồm Cổng Ngọ Môn, Điện Thái Hòa, Thế Miếu và Cung Diên Thọ.
Đại Nội không chỉ có giá trị lịch sử và kiến trúc độc đáo, mà còn là biểu tượng cho nền văn hóa truyền thống và hoàng gia Việt Nam.
Đại Nội nằm ở trung tâm thành phố Huế, có địa chỉ chính xác là Phú Hậu, Tp. Huế, Thừa Thiên Huế.
Hoàng Thành Huế được khởi công xây dựng từ năm 1804, nhưng đến đời vua Minh Mạng năm 1833 mới hoàn thiện toàn bộ hệ thống cung điện với khoảng 147 công trình. Thành có mặt bằng gần vuông với mỗi cạnh dài khoảng 600 mét, tường cao 4 mét, dày 1 mét và được bao quanh bởi hào bảo vệ.
Hoàng Thành có 4 cửa chính: phía Nam là Ngọ Môn, phía Đông là Hiển Nhơn, phía Tây là Chương Đức và phía Bắc là Hòa Bình. Các cây cầu và hồ xung quanh thành đều có tên Kim Thủy.
Các công trình trong Hoàng Thành được sắp xếp đối xứng theo trục chính, với các kiến trúc trung tâm chỉ dành cho vua, trong khi các khu vực phụ khác phân chia theo nguyên tắc “tả nam hữu nữ” (nam bên trái, nữ bên phải), “tả văn hữu võ” (văn bên trái, võ bên phải).
Ngay cả trong các miếu thờ cũng tuân theo quy tắc thời gian “tả chiêu hữu mục” (trước bên trái, sau bên phải). Mặc dù khu vực Hoàng Thành có nhiều công trình lớn nhỏ, tất cả đều được đặt hài hòa giữa cảnh quan thiên nhiên với hồ, cầu đá, vườn hoa và cây xanh.
Kiến trúc tại đây mang phong cách cung đình đặc trưng với các cung điện được xây dựng theo kiểu “trùng thiềm điệp ốc”, đặt trên nền đá cao, lát gạch Bát Tràng và lợp ngói Thanh lưu ly (màu xanh) hoặc Hoàng lưu ly (màu vàng).
Nội thất được trang trí tinh xảo với các cột sơn thếp, họa tiết long – vân (rồng – mây), kèm theo thơ chữ Hán và các bức tranh khắc trên gỗ với đề tài tứ thời hay bát bửu.
Khung cảnh Đại Nội về đêm tại Huế
Đi dạo quanh Đại Nội vào ban đêm, du khách có thể cảm nhận được sự tĩnh mịch và trang nghiêm của nơi từng là trung tâm quyền lực của triều đình Nguyễn. Tiếng bước chân nhẹ vang lên trên nền đá, những làn gió mát từ sông Hương thổi vào, mang theo cảm giác thư thái và yên bình.
Đặc biệt, trong các sự kiện lễ hội hoặc trình diễn nghệ thuật cung đình, không gian Đại Nội về đêm trở nên lung linh hơn, mang lại cho du khách trải nghiệm độc đáo, khó quên về một thời vàng son của kinh thành Huế.
Một số địa danh trải nghiệm Hà Giang
Cột mốc số 0 tại thành phố Hà Giang thường là điểm đến đầu tiên và cũng là nơi check-in quen thuộc, nổi tiếng đối với nhiều Lữ khách . Cột mốc này tọa lạc nằm ngay trên Quộc Lộ 2 ở khu vực trung tâm thành phố, gồm cột mốc đường và cột mốc bằng đá có chú thích rõ mốc lịch sử.
Cổng trời Quản Bạ Của Hà Giang trước đây là nơi canh gác và kiểm soát mọi hoạt động ra vào cao nguyên đá với cánh cổng lớn bằng gỗ. Tuy nhiên, hiện nay, nó chỉ còn lại di tích và trạm phát sóng. Do độ cao lớn, nên thời tiết ở nơi này thường xuất hiện mây mù bao phủ quanh năm suốt tháng.
Núi đôi Quản Bạ là điểm thăm quan Hà Giang vô cùng nổi tiếng, đồng thời là danh thắng tự nhiên có hình dáng lạ. Đây là hai ngọn núi nằm giữa thung lũng tựa như bầu ngực căng tròn của “cô Tiên”, do đó nó còn có tên gọi khác là Núi đôi cô Tiên.
Tọa lạc trên Quốc Lộ 4C lên Đồng Văn hay còn được biết đến với cái tên là con đường Hạnh Phúc, rừng thông Yên Minh Của Hà Giang nằm ở xã Na Khê, Lao Và Chải, huyện Yên Minh. Nơi đây nổi tiếng với những cây thông lớn tuyệt đẹp và những đồi cỏ rất bắt mắt, tựa như “Đà Lạt thứ 2” ở miền Bắc. khách thăm quan Hà Giang đến đây sẽ được đi qua những con đường uốn lượn giữa rừng thông, và nhìn thấy được những ngôi nhà trình tường ở phía bên kia núi, phía sau là cả hàng cây sa mộc xanh thăm thẳm.
Chợ Đồng Văn cũ Của Hà Giang là nơi đã có niên đại hàng trăm năm được xây dựng bằng đá và lợp ngói âm dương. Mặc dù hiện nay hoạt động họp phiên đã được chuyển sang chợ mới, nhưng nó vẫn giữ được nguyên vẹn nét đặc trưng, truyền thống của người dân tộc miền cao. Đồng Văn cũng có khu phố cổ với tuổi đời hàng thế kỷ, tại đây có những nhà cổ quý giá được giữ gìn và bảo tồn cho đến ngày nay. khách thăm quan Hà Giang đến đây cũng có thể đi bộ lên khu Đồn Cao ở phía sau chợ cũ để có cơ hội chiêm ngưỡng toàn cảnh thị trấn cổ kính, rêu phong.
Được mệnh danh là một trong tứ đại đỉnh đèo của Việt Nam, Đào Mã Pí Lèng Của Hà Giang là cung đèo nối liền Đồng Văn với Mèo Vạc, nằm trên con đường Hạnh Phúc rất hiểm trở và cheo leo. Nhiều người vẫn hay ví con đèo này là đệ nhất hùng quan, đặc sản Của Hà Giang, hiếm nơi này có được. Một bên là núi đá dựng vách thành, một bên là vực sâu thăm thẳm với dòng sông Nho Quế cuộn chảy, uốn lượn qua từng khe đá. Hẻm vực Tu Sản – hẻm núi sâu nhất Việt Nam cũng là nét đứt gãy địa chất kỳ vĩ và độc đáo tại nơi này.
Thị trấn Mèo Vạc Của Hà Giang tọa lạc giữa bốn bề núi đá hùng vĩ, từ đây Lữ khách đi tham quan Khâu Vai hay rừng đá Lũng Pù để khám phá và trải nghiệm chợ phiên Mèo Vạc.
Đúng như cái tên của nó, đây là cung đèo có hình chữ M tọa lạc trên đường từ Mèo Vạc về Yên Minh Của Hà Giang. Con đường khúc khuỷu, ngoằn nghèo với những “đường cong hoàn hảo” qua trùng điệp núi đá đã tạo nên hình thù kỳ vĩ và đẹp mắt đầy hiểm trở, song lại kích thích tinh thần chinh phục của nhiều khách thăm quan Hà Giang khi đến đây, nhất là với các phượt thủ chuyên nghiệp luôn gắn mình trên những con đường gian nan.
Bạn có biết Đại Nội Huế là một trong những điểm du lịch thu hút hàng nghìn khách du lịch mỗi lần đến Huế? Vậy địa danh này có gì nổi bật, địa chỉ Đại Nội Huế ở đâu, Đại Nội Huế mở cửa đến mấy giờ, Đại Nội Huế xây dựng năm nào..để trả lời câu hỏi này, hãy cùng Vivuduhi làm rõ trong bài viết này.
Đại Nội Huế được unesco công nhận lúc nào?
Đại Nội Huế là một phần quan trọng trong quần thể di tích Cố đô Huế, mang dấu ấn văn hóa, lịch sử và kiến trúc đặc trưng của triều đại nhà Nguyễn. Được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 1993, nơi đây vẫn còn lưu giữ nhiều giá trị độc đáo từ thời phong kiến, phản ánh bề dày lịch sử và quyền lực của triều đình nhà Nguyễn qua hàng thế kỷ.
Đại Nội Huế có bao nhiêu công trình?
Đại Nội bao gồm 100 công trình kiến trúc đa dạng, mỗi công trình đảm nhận một chức năng riêng biệt. Dù Hoàng Thành được khởi công xây dựng vào năm 1804, nhưng phải đến thời vua Minh Mạng vào năm 1833, toàn bộ 100 công trình mới được hoàn thiện, tạo nên một quần thể kiến trúc lôi cuốn và mang đậm dấu ấn văn hóa của triều Nguyễn.
Để du khách có cái nhìn so sánh giữa Đại Nội xưa và nay, Vivuduhi xin liệt kê những hình ảnh sau:
Như vậy với bài viết này, Vivudui đã giúp bạn trả lời rất nhiều câu hỏi về Đại Nội Huế như: địa chỉ Đại Nội Huế ở đâu, Đại Nội Huế mở cửa đến mấy giờ, Đại Nội Huế xây dựng năm nào….và rất nhiều câu hỏi khác. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết này, xin chào và hẹn gặp lại trong bài viết tiếp theo.