©2024 iStockphoto LP. Thiết kế iStock là nhãn hiệu của iStockphoto LP.

Sử dụng lợi thế của truyền thông

(GS. Đào Nguyên Cát, Tổng biên tập Thời báo Kinh tế Việt Nam)

“Hình ảnh doanh nghiệp là một khái niệm rộng và khó phân biệt rạch ròi giữa các yếu tố cấu thành. Đó có thể là sự tổng hòa các mối quan hệ của doanh nghiệp với khách hàng, với xã hội; là sự gắn kết giữa thương hiệu, văn hóa doanh nghiệp với sự thành công trong kinh doanh… Có nhiều quan điểm khác nhau song có thể thống nhất rằng: Hình ảnh doanh nghiệp là sự phản ánh chính xác nhất vị trí của doanh nghiệp trong tương quan với các đối thủ cạnh tranh, trong đánh giá của khách hàng, trong vị thế khu vực và trên thế giới.

Tầm quan trọng của việc xây dựng hình ảnh doanh nghiệp vẫn thường được đặt ngang hàng với việc hoạch định chiến lược kinh doanh, bởi nó góp phần quyết định đời sống, sự thành bại của doanh nghiệp. Và một trong những giải pháp để xây dựng hình ảnh đó thành công là sử dụng lợi thế của truyền thông. Bởi hình ảnh doanh nghiệp là một thông điệp, thông điệp đó được chuyển tải dưới nhiều hình thức, qua các kênh khác nhau, trong đó không thể phủ nhận tính hiệu quả qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Giá trị xuất phát của thông điệp từ doanh nghiệp và giá trị đến với đối tượng tiếp nhận có đồng nhất? Điều này phụ thuộc vào hiệu quả truyền thông. Nói cách khác, các phương tiện truyền thông có thể đề cao, hạn chế, thậm chí bóp méo giá trị thông điệp đó khi đến đối tượng tiếp nhận.

Trong những năm gần đây, đa số doanh nghiệp xác định truyền thông là phương tiện hiệu quả nhất trong việc xây dựng và quảng bá hình ảnh của mình. Đó là các chương trình quảng cáo, tuyên truyền trên báo chí, tham gia hội chợ triển lãm, tài trợ, thông qua hoạt động giao tiếp cộng đồng... Tôi đồng ý với quan điểm của một số chuyên gia trên thế giới khi sử dụng hình ảnh “bà đỡ” để nói về vai trò của truyền thông đối với các sản phẩm, kế hoạch kinh doanh, rộng hơn là hình ảnh của doanh nghiệp… Bởi khi đã đóng vai trò “bà đỡ”, truyền thông trở thành một lực lượng chính hậu thuẫn cho những thành công của doanh nghiệp. Nhưng mặt khác, cũng phải thấy rằng thành công của doanh nghiệp chỉ có thể bắt nguồn từ gốc rễ là chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp đó.

Nước ta là một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới với hai vựa lúa lớn ở Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long. Hoạt động xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp tại các khu vực này cũng nhờ đó mà phát triển. Tuy nhiên, để thực hiện hoạt động xuất khẩu gạo, doanh nghiệp phải đáp ứng một số điều kiện theo quy định của pháp luật. Luật Việt An gửi đến quý khách hàng một số quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo như sau:

Điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo

Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

– Được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

– Có ít nhất một kho chuyên dùng với sức chứa tối thiểu 5.000 tấn thóc, phù hợp quy chuẩn chung do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

– Có ít nhất 01 cơ sở xay, xát thóc, gạo với công suất tối thiểu 10 tấn thóc/giờ, phù hợp quy chuẩn chung do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

Lưu ý: Kho chứa, cơ sở xay, xát quy định tại Điều này phải thuộc sở hữu của thương nhân và phải nằm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thóc, gạo hàng hóa xuất khẩu hoặc có cảng biển quốc tế có hoạt động xuất khẩu thóc, gạo tại thời điểm thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận.

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo lần đầu bao gồm:

– Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư.

– Bản chính bản kê kho chứa, bản chính bản kê cơ sở xay, xát theo mẫu quy định tại Phụ lục IV, Phụ lục V kèm theo Nghị định này đã được Sở Công thương tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác nhận theo quy định tại Nghị định này.

Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ: Bộ Công thương.

Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công thương xem xét, cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo cho doanh nghiệp. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, Bộ Công thương phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Giấy chứng nhận có thời hạn hiệu lực là 05 năm, kể từ ngày cấp. Khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực, thương nhân phải đề nghị cấp Giấy chứng nhận mới để được tiếp tục kinh doanh xuất khẩu gạo.

Hồ sơ giấy phép mới lần thứ hai trở đi

Việc cấp Giấy chứng nhận mới cho thương nhân để thay thế Giấy chứng nhận sắp hết hiệu lực được thực hiện như sau:

Tối thiểu 30 (ba mươi) ngày trước ngày hết hiệu lực của Giấy chứng nhận, thương nhân gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận mới đến Bộ Công thương, hồ sơ gồm:

– Các giấy tờ theo quy định về việc cấp mới Giấy chứng nhận lần đầu;

– Bản chính Giấy chứng nhận đã được cấp. Trường hợp không còn bản chính do bị thất lạc, bị hư hỏng hoặc bị tiêu hủy, thương nhân phải có báo cáo giải trình và nêu rõ lý do.

– Bản báo cáo hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo (theo mẫu);

Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công thương xem xét cấp giấy phép mới cho doanh nghiệp. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, Bộ Công thương phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình thực hiện thủ tục hoặc có câu hỏi liên quan đến lĩnh vực kinh doanh này vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được luật sư hướng dẫn cụ thể nhất!

(PLO) - Hàng năm, cứ gần đến ngày mùng 5 tháng 5 (Tết Đoan Ngọ) là nhà bà Trương Thị Lan (73 tuổi, tự là bà Tư Lép), ngụ tại ấp Phú Thành B, xã Phú Tâm, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng lại rộn ràng làm bánh ú lá tre giao cho khách ở khắp mọi nơi.

Doanh nghiệp cần nỗ lực xây dựng hình ảnh tích cực

(TS. Nguyễn Sĩ Dũng, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội)

Gần đây chúng ta đều rất quen với thuật ngữ thương hiệu. Theo đó thì khái niệm xây dựng hình ảnh doanh nghiệp cũng được nhắc tới rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng. Hình ảnh doanh nghiệp được hiểu là suy nghĩ, cảm nhận của người khác, tức là của người tiêu dùng, của các cơ quan quản lý Nhà nước, đối tác làm ăn về doanh nghiệp, chứ không phải là của chính doanh nghiệp đánh giá về mình. Mỗi doanh nghiệp dù nhỏ bé nhất đều phải nhận biết về vai trò của hình ảnh doanh nghiệp và cần nỗ lực xây dựng hình ảnh của mình.

Cần chú ý rằng cho dù bạn không có ý thức xây dựng hình ảnh doanh nghiệp, dù ít dù nhiều, thị trường vẫn có cái nhìn về bạn. Có những yếu tố “âm thầm” tạo ra hình ảnh doanh nghiệp như logo của doanh nghiệp, cách đóng gói sản phẩm, trang phục, tác phong của cán bộ, nhân viên..., thậm chí cả những thứ mà mọi người ít khi nghĩ tới như danh thiếp, kiểu dáng cửa hàng, hay thậm chí là mùi của cửa hàng...

Hình ảnh doanh nghiệp chính là cơ sở để khách hàng hướng tới việc tiếp nhận thông điệp của doanh nghiệp. Với các doanh nghiệp dịch vụ thì hình ảnh còn quan trọng hơn một bậc. Bạn và các đồng nghiệp chính là hình ảnh của doanh nghiệp. Hình ảnh giúp xây dựng uy tín. Nhưng hãy nhớ rằng uy tín và hình ảnh là hai thứ khác nhau, uy tín chỉ là một phần của hình ảnh mà thôi.

Hình ảnh doanh nghiệp gắn liền với sự định vị sản phẩm và thị trường, có ảnh hưởng tới hiệu quả của họat động tiếp thị. Hiệu quả của các thông điệp nhất quán với hình ảnh doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và tiền bạc bởi các thông điệp sẽ hỗ trợ cho nhau và thúc đẩy việc bán các sản phẩm. Hình ảnh doanh nghiệp tích cực còn giúp doanh nghiệp lôi cuốn các khách hàng và nhân viên có chất lượng, làm vừa lòng các nhà đầu tư. Và đặc biệt là nó còn dọn đường cho sự ra đời của các sản phẩm mới...