1 日 nhật mặt trời, ngày, nhật thực, nhật báo nichi, jitsu
Ghi nhớ bộ thủ và quy tắc viết chữ Hán cơ bản
Chữ Hán được chia thành hai loại bao gồm: chữ đơn thể và chữ hợp thể. Trong đó, chữ hợp thể chiếm 90% ngôn ngữ Trung Hoa. Chúng có một phần biểu nghĩa và biểu âm theo quy tắc: trái trước – phải sau, trên trước – dưới sau, ngoài trước – trong sau. Vì thế, bạn chỉ cần nắm bắt một vài quy ước trong Hán ngữ là có thể đoán ra ý nghĩa và cách đọc chữ.
Hãy thuộc lòng bộ thủ và quy tắc viết chữ Hán cơ bản
214 bộ thủ, chính là thành phần cốt yếu, là chìa khóa trong bầu trời Hán ngữ. Vì thế, để học tốt tiếng Trung, bạn cần thuộc lòng mặt chữ và ý nghĩa của bộ thủ. Đa số, các từ trong bộ đều là hợp thế, nên có những chữ ghép từ hai hoặc đôi bộ. Do đó, học thuộc là phương pháp dễ dàng nhất để ghi nhớ và xây dựng thành cụm câu.
Học qua tục ngữ, ca dao, câu đố
Ngày xưa, khi ông bà ta tiếp cận với chữ Hán, thường sẽ học thông qua ca dao, tục ngữ, câu đố. Phương pháp này nhằm giúp cho người học dễ dàng liên tưởng đến chữ Hán trong bất kỳ trường hợp nào. Hơn nữa, bạn có thể chiết tự để mở rộng ý nghĩa và học được nhiều từ vựng hơn.
Ví dụ: Chim chích mà đậu cành tre/ Thập trên tứ dưới nhất đè chữ tâm (Chiết tự chữ đức 德)
Học qua các trang mạng xã hội
Đối với những người lớn đã đi làm, việc bỏ thời gian để đến lớp học thật sự không dễ dàng. Thay vào đó, bạn hãy luyện tập Hán ngữ tại nhà bằng cách theo dõi các trang chia sẻ về tiếng Trung của người Việt.
Mỗi khi lướt web, bắt gặp một số bài viết chữ Hán, hãy cố gắng ghi nhớ và lẩm nhẩm nhiều lần. Phương pháp này nhằm giúp bạn linh hoạt và học tập thêm các chữ Hán ngay trong lúc đang vui chơi, giải trí.
Phân biệt những chữ có cách viết gần giống nhau
Trong Hán ngữ, khá nhiều chữ có cách viết tương đối giống nhau. Nếu không để ý, khi sai một chấm, một phẩy sẽ dẫn đến lệch lạc về mặt ý nghĩa.
Ví dụ: 我 找 钱, 爪瓜, 戒 戎 戌 戍 戊, 贝见.
Vì vậy, hãy thử liệt kê những từ thông dụng có mặt chữ giống nhau và xem kỹ điểm khác biệt để không bị nhầm lẫn. Bên cạnh đó, bạn có thể tìm hiểu điều gì tạo nên sự khác nhau về mặt ý nghĩa. Điều này nhằm giúp ghi nhớ và hiểu biết thêm về văn hóa xứ Trung Hoa.
Học qua tiểu thuyết, phim ảnh, bài hát
Một trong những cách học tiếng Trung thú vị, không áp lực và rất giải trí là xem các bộ phim, đọc tiểu thuyết hoặc nghe những bản nhạc. Ban đầu, bạn sẽ cảm giác hơi khó chịu vì không thể hiểu được ý nghĩa trong từng câu chữ.
Đừng lo, khi còn là “gà mờ”, bạn hãy thoải mái mở phụ đề và ghi nhớ bản dịch. Sau đó, bỏ dần và cố gắng hình dung lại ý nghĩa. Ngoài ra, hãy thử tập làm theo cảm xúc giống các diễn viên để tăng khả năng âm điệu trong giao tiếp và trông giống người bản xứ hơn nhé!
Học Hán ngữ từ việc nghe nhạc, xem phim hay đọc tiểu thuyết cũng là một cách rất hay
Tập viết mỗi ngày và ghi nhớ những từ cơ bản
Thực tế, bạn không cần phải biết hết tất cả hơn 50.000 từ vựng tiếng Trung để đọc và viết. Vì ngay cả người bản địa cũng không thể làm điều này. Do đó, hãy trang bị cho mình khoảng 1500 từ là đủ để khám phá 90% Hán ngữ, và vận dụng chúng trong giao tiếp.
Chọn lọc một số từ thông dụng nhất hoặc thuộc vào chuyên môn mà bạn muốn tiếp cận. Từ đó, qua thời gian làm việc và trò chuyện thường xuyên với người bản xứ, bạn sẽ dần có thêm kiến thức thông qua 1500 từ ban đầu.
Để dễ dàng ghi nhớ từ vựng hơn, bạn có thể sử dụng phương pháp “BFF”. Nói đơn giản, tức là tạo một Flashcard và thiết kế nó thành dụng cụ móc khóa. Một mặt ghi tiếng Trung và phiên âm, phần còn lại là tiếng Việt. Bằng cách này, dù là đi đâu, làm gì, bạn cũng có thể mang kiến thức theo và dễ dàng học tập, ghi nhớ hơn.
Học qua những người bạn bản xứ
Trong thời đại công nghệ 4.0, không khó để tìm được những người bạn Trung Quốc. Đừng ngại đăng ký một tài khoản wechat hoặc weibo, nơi kết nối mọi người trên toàn Thế giới để trao đổi, trò chuyện. Điều này không những giúp bạn học hỏi nhiều về kỹ năng giao tiếp mà còn hỗ trợ trong quá trình tiếp nhận văn hóa xứ Trung Hoa.
Ông bà ta ngày trước đã có câu “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Vì thế, khi bạn tiếp cận ngôn ngữ mới, chắc chắn sẽ gặp một vài khó khăn và đôi lúc nản lòng. Tuy nhiên, chỉ cần bạn đủ mạnh mẽ, can đảm vượt qua và áp dụng 9 cách học chữ Hán hiệu quả trên. Nhớ Hán Tự chắc chắn bạn sẽ thành công và trở thành một “thánh giao tiếp”.
Phương pháp chiết tự chữ Hán
Chiết tự là cách chẻ chữ để phân tích nghĩa của từng từ. Nói cách khác, vì hầu hết Hán ngữ đều được xây dựng bằng các chữ tượng hình kết hợp, nên việc chiết tự (tách chữ) nhằm giúp người học hiểu được nhiều ký tự trong cùng một từ.
Ở chữ Trung luôn có sự kết hợp nổi bật của ba mặt: Hình – Âm – Nghĩa. Chiết tự trong Hán ngữ đã phát huy tất cả những đặc điểm trong cấu trúc ba mặt để tạo nên nét độc đáo so với các hệ thống văn tự khác. Trung ngữ không chỉ chiết về mặt hình chữ mà còn liên hệ với phương diện âm và nghĩa.
Trong khía cạnh hình thể, chiết tự dựa trên nguyên tắc phân chữ Hán ra các bộ phận cấu thành của từ. Về mặt âm, tách chữ sử dụng các tri thức mang tính ngữ âm như: nói lái, phiên thiết. Đối với ngữ nghĩa, chiết tự dựa vào bản chất biểu ý của Hán ngữ.
Chiết tự nảy sinh và hình thành trên cơ sở nhận thức về hình thể của chữ Trung, cách ghép, bố trí các bộ, phần của Hán tự. Nhìn nhận trên phương diện mới, chiết tự chính là sự vận dụng, phân tích chữ Trung một cách linh hoạt và sáng tạo hơn.
Ví dụ: Chữ Nam 男 là sự kết hợp giữa bộ 田 (điền) và phía dưới là bộ 力 (lực). Tức bộ Điền là thửa ruộng, bộ Lực mang hình dáng người đàn ông đang dùng sức để làm việc. Ý nghĩa chỉ người đàn ông thời xưa ra đồng làm việc sẽ phải dùng sức lực.
Chính nhờ nét riêng, độc đáo này, chiết tự chữ Hán trở nên đa dạng về hình thức kiểu dáng, phong phú về nghệ thuật ngôn từ. Hơn thế, Hán ngữ không chỉ dừng lại ở hình thức phân tích mặt chữ thuần túy, mà còn chuyển sang phương pháp địa hạt văn chương và các trò chơi thử tài trí tuệ thú vị, hấp dẫn.
Nhớ chữ Hội ý và chữ Tượng hình
Trong Hán học, có những chữ sẽ được mô phỏng theo hình dáng của các sự vật, hiện tượng. Tính chất tượng hình của Hán ngữ nằm ở chữ độc thể, tạo nên sự trực quan, sinh động cho người học.
Ví dụ: Bộ khẩu 口 (tức ám chỉ cái miệng mở to), bộ nhân 人 (giống con người)
Chữ Hội ý là chỉ sự thể hiện được lối tư duy trí tuệ của người xưa trong việc sáng tạo ngôn ngữ Hán. Việc học bằng phương pháp này giúp chúng ta dễ hình dung các sự vật hiện tượng và liên tưởng cách gần gũi hơn.
Ví dụ: Chữ rừng (có nhiều cây) 林, kết hợp từ hai chữ mộc 木.