Chọn trường đại học là một trong những lựa chọn quan trọng nhất trong cuộc đời, nhưng không phải học sinh nào cũng đi đúng hướng cho con đường học vấn tương lai của mình. Bên cạnh đó, thực trạng học ngành này, làm ngành khác vẫn đang chiếm tỷ lệ cao, khiến nhiều băn khoăn không biết học trường đại học nào có quan trọng thực sự không. Cùng PTIT tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam
Nếu chưa biết ngành Hải quan học trường nào mọi người có thể tham khảo Đại học Hàng hải Việt Nam. Trường này đào tạo rất nhiều ngành liên quan đến vận tải biển, đặc biệt có một số ngành phù hợp cho người làm việc trong lĩnh vực Hải quan như Kinh doanh quốc tế và logistics, Kinh tế vận tải biển, Kinh tế ngoại thương, Kinh tế hàng hải, Kinh tế vận tải thuỷ…
Trong năm 2024, trường Đại học Hàng Hải Việt Nam đặc biệt tuyển sinh 3600 chỉ tiêu. Bên cạnh hình thức xét điểm thi trường cũng có xét học bạ mang đến nhiều cơ hội hơn cho người muốn học về hải quan nói riêng và các ngành về hàng hải nói chung.
Đại học Kinh tế TP. HCM là một trong những trường lý tưởng cho những ai muốn học ngành Hải quan. Một vài ngành đào tạo của trường có liên quan đến công việc Hải quan như Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, Luật kinh tế, Kinh doanh quốc tế, tài chính quốc tế…
Trường Đại học Kinh tế TP. HCM rất nổi tiếng với chất lượng đào tạo đảm bảo. Trường thành lập nhiều năm và vẫn luôn là lựa chọn của đông đảo các bạn sinh viên. Tốt nghiệp trường này mọi người có kiến thức và kỹ năng cao. Cơ hội tìm thấy việc làm tốt cũng trở nên rộng mở hơn.
Trước khi chọn ngành vận tải bạn nên biết những mặt trái – góc khuất ngành logistics
Trường hợp nào khiến việc chọn trường đại học là quan trọng?
Trường đại học có chức năng chính là đào tạo kỹ năng nghề nghiệp để người học sẵn sàng tham gia vào thị trường lao động theo chuyên môn. Vì thế, nếu các em học sinh có niềm đam mê với một nghề nghiệp nhất định, ví dụ như làm bác sĩ, công an, kinh doanh,… việc chọn trường là rất quan trọng.
Đó là lý do khiến cho việc hướng nghiệp trở thành một nhiệm vụ quan trọng đối với các nhà làm chính sách. Nếu học sinh có ý định nghề nghiệp rõ ràng, các em sẽ trên cơ sở đó mà nộp hồ sơ vào các trường đại học đúng chuyên ngành, điểm chuẩn phù hợp.
Học trường đại học nào có quan trọng với các học sinh chưa có sở thích nghề nghiệp?
Trường đại học còn có nhiều chức năng phụ nhưng đóng vai trò quan trọng không kém. Đó là giúp người học rèn luyện các kỹ năng mềm khác như thuyết trình, thiết kế slide, làm việc nhóm và lãnh đạo nhóm.
Đặc biệt, người học còn được xây dựng thói quen tự học, làm việc độc lập. Với lượng kiến thức khổng lồ của một chuyên ngành, thời gian tiếp thu các học phần là không bao giờ đủ. Vì vậy, mỗi học sinh muốn tiến bộ hơn, cần phải dành thời gian để đọc thêm sách vở, tham gia các diễn đàn để trao đổi, học hỏi. Chính nhờ phẩm chất được rèn luyện trong môi trường đại học, các sinh viên có thể vững vàng tham gia vào thị trường lao động.
Vì thế, với những sinh viên chưa thực sự có sở thích nghề nghiệp cụ thể, việc chọn trường đại học nào không thực sự quan trọng. Vấn đề là các em có thể rèn luyện được năng lực, kỹ năng, phẩm chất để tiến bộ hơn.
Chọn trường đại học có học phí phù hợp
Nhiều trường đại học đã bắt đầu thay đổi học phí từ cơ chế tự chủ giáo dục, mức tăng học phí đáng kể khiến nhiều học sinh và phụ huynh khó lòng chi trả. Nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều trường học rất “chất” dù học phí rẻ. Vì vậy, tiêu chí về học phí là rất quan trọng khi chọn trường đại học.
Giữ chân người giỏi gặp khó khăn
Tại buổi làm việc, PGS.TS Nguyễn Đức Sơn - hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm Hà Nội - cho biết hiện nhà trường có 1.035 cán bộ, trong đó có 10 giáo sư, 126 phó giáo sư.
Theo ông Sơn, số lượng giáo sư đang có xu hướng giảm, trong đó số giáo sư ngành xã hội nhân văn chỉ có 2 giáo sư, khoa học giáo dục hầu như không còn giáo sư.
Theo ông Sơn, thách thức cho sự phát triển trong thời gian tới của nhà trường là việc phát triển đội ngũ có tiềm lực còn khó khăn, khó khăn trong việc giữ chân người giỏi, đặc biệt những ngành cơ bản.
Việc thực hiện sứ mạng đào tạo chuyên gia xuất sắc cũng gặp nhiều thách thức, do nhu cầu đào tạo sau đại học đang có xu hướng giảm; cơ sở vật chất phục vụ đào tạo gặp hạn chế.
Hiện trường đã thực hiện tự chủ trên 70%, theo định hướng sắp tới trường sẽ phải tự chủ 100% và đây cũng sẽ là một khó khăn trong việc phát triển chuyên môn, đầu tư vào cơ sở vật chất, chăm lo đời sống giảng viên...
PGS.TS Nguyễn Đức Sơn - hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm Hà Nội - phát biểu tại buổi làm việc - Ảnh: NGUYÊN BẢO
Phải tìm địa điểm mới ở khu vực các huyện ngoại thành
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh vai trò, vị trí và những việc cần làm của Trường đại học Sư phạm Hà Nội trong việc đổi mới và phát triển đội ngũ nhà giáo và các cán bộ quản lý giáo dục của ngành.
Trường đại học Sư phạm Hà Nội phải xác định vị trí, vai trò của nhà trường trong toàn ngành, nhìn rộng hơn để thấy trường đang có nhiều lợi thế, thuận lợi phát triển.
"Hệ thống các trường sư phạm rất quan trọng, Trường đại học Sư phạm Hà Nội là trường quan trọng nhất trong các trường quan trọng, là đơn vị then chốt trong hệ thống giáo dục và đào tạo", bộ trưởng nhấn mạnh.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại buổi làm việc - Ảnh: NGUYÊN BẢO
Bộ trưởng cho biết ngành giáo dục đang chuyển đổi, đổi mới. Muốn đổi mới phải phát triển đội ngũ giáo viên, lấy phát triển đội ngũ nhà giáo làm nền tảng, làm đột phá để đổi mới ngành giáo dục và đào tạo. Trường đại học Sư phạm Hà Nội có vai trò hàng đầu trong sự phát triển đội ngũ nhà giáo ấy.
"Trong đổi mới về tự chủ đại học, nhà trường phải nhìn đây là thuận lợi, không phải khó khăn. Trường đại học Sư phạm Hà Nội cũng sẽ phải tự chủ 100%, nhưng Nhà nước vẫn sẽ hỗ trợ thông qua người học và cơ chế đặt hàng.
Không bao giờ một đất nước coi giáo dục quan trọng mà lại không có sự hỗ trợ với hệ thống đào tạo giáo viên", bộ trưởng nhấn mạnh.
Về cơ sở vật chất nhà trường phải nghĩ đến xây dựng mới trong nhiệm kỳ 2026-2030, bởi khuôn viên Trường đại học Sư phạm Hà Nội so với khuôn viên các trường khác cũng "tàm tạm", nhưng là một trường trọng điểm đầu ngành, quan trọng số 1 của ngành giáo dục theo bộ trưởng là chưa tương xứng.
"Trong xu thế di dời các trường ra khỏi nội đô Hà Nội, chúng ta phải tìm địa điểm ngay ở khu vực các huyện ngoại thành, chắc chắn thành phố sẽ rất ủng hộ trong việc nhà trường tìm không gian mới", ông Kim Sơn nói.
Phát biểu tại lễ công bố quyết định công nhận hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm Hà Nội, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn gửi lời chúc mừng PGS.TS Nguyễn Đức Sơn:
"Tôi chúc mừng thầy vì được làm hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm Hà Nội, một vị trí làm lãnh đạo những người thầy, để làm thầy của những người thầy với sứ mệnh vinh quang. Việc đó thầy được vinh dự, đây là điều cần chúc mừng nhất", bộ trưởng nói.
Theo bộ trưởng, làm hiệu trưởng một trường đại học nói chung ở thời kỳ này là khó, làm hiệu trường của thời kỳ tự chủ, thời kỳ đổi mới, thời kỳ toàn xã hội kỳ vọng rất nhiều, đó là áp lực.
Làm hiệu trưởng một trường mà bề dày thành tích nhiều lại càng khó.
Làm hiệu trưởng của một trường là mẫu mực cho các trường khác và mô phạm trong sự mô phạm là việc khó, nên càng cần chia sẻ.
Trong thời kỳ tự chủ cần sự sáng tạo, cần phá cách, sự sáng tạo và phá cách trong phạm vi trường mô phạm là khó.
Ngành Hải quan là một trong những ngành đặc biệt liên quan đến việc xuất nhập khẩu. Ngành này nhận được nhiều sự quan tâm nhưng còn khá mơ hồ, nhiều thông tin chưa rõ ràng. Đặc biệt là vấn đề ngành học cũng như trường học. Nếu như đang thắc mắc không biết ngành Hải quan học trường nào mọi người có thể tham khảo các thông tin ngay dưới đây.
Muốn làm hải quan học ngành gì? Trên thực tế tại Việt Nam không có ngành Hải quan. Hiện nay các trường chỉ đào tạo những ngành liên quan đến công việc này. Nếu như muốn làm việc về Hải quan mọi người có thể cân nhắc nhóm ngành về thương mại, kinh doanh quốc tế, cung ứng hàng hoá…
Một số ngành hấp dẫn hàng đầu liên quan đến Hải quan như: