Nhật Bản là một trong những đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam và xuất khẩu nhiều mặt hàng sang thị trường Việt Nam. Dưới đây là một số mặt hàng xuất khẩu của Nhật Bản sang Việt Nam:1. Ô tô và linh kiện ô tô: Nhật Bản là một trong những nước sản xuất ô tô hàng đầu thế giới và các hãng ô tô nổi tiếng như Toyota, Honda, Nissan, Mazda, Mitsubishi đều có mặt tại Việt Nam.2. Máy móc, thiết bị điện tử: Nhật Bản là một trong những quốc gia sản xuất máy móc, thiết bị điện tử hàng đầu thế giới và các sản phẩm như máy tính, điện thoại di động, máy ảnh, máy quay phim, máy chơi game, máy giặt, tủ lạnh, máy lọc không khí, máy lọc nước... đều được nhập khẩu từ Nhật Bản.3. Sản phẩm công nghiệp: Nhật Bản cũng xuất khẩu nhiều sản phẩm công nghiệp như thép, nhôm, đồng, kim loại quý, cao su, nhựa, sợi, vải...4. Sản phẩm tiêu dùng: Nhật Bản cũng nổi tiếng với các sản phẩm tiêu dùng chất lượng cao như sữa tắm, kem đánh răng, dầu gội, nước hoa, mỹ phẩm, đồ chơi, sách vở, đồ dùng gia đình...Ví dụ: Toyota Vios là một trong những mẫu xe hơi của Toyota được sản xuất tại Nhật Bản và nhập khẩu sang Việt Nam. Ngoài ra, các sản phẩm điện tử như máy tính xách tay của Sony, máy ảnh của Canon, máy giặt của Panasonic cũng được nhập khẩu từ Nhật Bản sang Việt Nam.
Mặt hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng
Máy móc thiết bị là giải đáp cuối cùng cho thắc mắc Việt Nam xuất khẩu gì sang EU. Theo Tổng cục Hải Quan, tính từ đầu năm đến hết ngày 15/5, Việt Nam đạt được 116,8 tỷ USD cho xuất khẩu dụng cụ, phụ tùng hoặc thiết bị máy móc sang Châu Âu, tăng 30,9% (tương đương kim ngạch tăng thêm 27,57 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2021.
Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này tại quốc gia thành viên của khối EU như Đức đã tăng lên mạnh mẽ, đạt 452,4 triệu USD, tăng tới gần 128% (tương ứng con số tăng thêm gần 254 triệu USD), so với cùng kỳ tháng 4/2021.
Như vậy, dựa vào các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU, có thể kết luận Châu Âu là thị trường tiềm năng đối với hàng hóa của nước ta, nhưng đồng thời, đây cũng là thị trường khó tính, với thủ tục phức tạp về hải quan, nguồn gốc xuất xứ và an toàn vệ sinh thực phẩm. Sau tác động của đại dịch Covid, nhiều doanh nghiệp cho rằng khâu logistics cũng phải ưu tiên cải thiện.
Để thuận lợi vận chuyển các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU, doanh nghiệp nên lựa chọn công ty logistics uy tín, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này
Bởi quy trình logistics không đạt chuẩn, giá cước “đội lên” quá cao, thời gian vận chuyển chậm, khiến lợi thế về xuất khẩu chưa được tận dụng tối đa. Đây cũng là lý do tại sao, đã đến lúc doanh nghiệp Việt Nam nên tính đến phương án lựa chọn công ty vận chuyển uy tín, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất khẩu, để tăng cơ hội đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa hơn nữa vào thị trường châu Âu.
Hiện nay, 3W Logistics tự hào là công ty được doanh nghiệp trong và ngoài nước tin tưởng, hợp tác để vận chuyển hàng đi Châu Âu. Tất cả nhờ vào chúng tôi có kinh nghiệm dày dạn, cũng như lợi thế nổi bật trong lĩnh vực logistics, cụ thể:
– 3W Logistics tiếp nhận vận chuyển các loại mặt hàng chủ lực của Việt Nam như nông thủy sản, hàng may mặc, hàng tiêu dùng hoặc hàng gỗ – nội thất.
– Khi xuất khẩu hàng hóa qua Châu Âu, đòi hỏi phải có Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O – Certificate of Origin) để được giảm thuế. Lúc này, lựa chọn 3W Logistics, đội ngũ tư vấn viên của công ty với chuyên môn vững vàng trong tư vấn thủ tục hải quan, có thể hỗ trợ kiểm tra tính hợp lệ hoặc làm mới C/O cho doanh nghiệp.
– 3W Logistics triển khai giải pháp xuất khẩu nông sản sang châu Âu bằng hình thức đa dạng, bao gồm vận chuyển đường biển FCL/LCL, dịch vụ hải quan, dịch vụ Door to Door (thực hiện Giao nhận – Vận chuyển Quốc tế – Thủ tục hải quan trọn gói).
– Là đối tác của hãng tàu biển và hàng không danh tiếng trên thị trường nên 3W Logistics có được mức giá vận tải tốt dành cho doanh nghiệp.
– Công ty có đại lý hỗ trợ ở Châu Âu, hỗ trợ giải quyết yêu cầu của doanh nghiệp một cách nhanh chóng.
Để hiểu thêm về quy trình xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang châu Âu, đồng thời được báo giá chi tiết về mỗi loại hình vận chuyển, doanh nghiệp liên hệ với công ty 3W Logistics thông qua:
● Tòa nhà Sohude, Lầu 2, số 29 Thăng Long, phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.
● Số điện thoại: +84 28 3535 0087.
● Tòa nhà Ngọc Khánh, Lầu 5, số 37 Nguyễn Sơn, phường Ngọc Lâm, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội.
● Số điện thoại: +84 243 202 0482.
● Tòa nhà Sơn Hải, số 452 Lê Thánh Tông, phường Vạn Mỹ, Quận Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng.
● Số điện thoại: +84 022 5355 5939.
Nhật Bản chi hàng tỉ đô la nhập những mặt hàng nào của Việt Nam?
(TBKTSG Online) - Dệt may; phương tiện vận tải và phụ tùng; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng; và thủy sản là bốn nhóm hàng hóa của Việt Nam mà Nhật Bản chi nhiều tiền nhập khẩu hiện nay
Nếu như năm ngoái Việt Nam xuất siêu sang thị trường Nhật Bản thì trong 9 tháng đầu năm nay, cán cân thương mại có sự đảo chiều khi Việt Nam thâm hụt hơn 620 triệu đô la Mỹ từ thị trường này.
Từ nhiều năm qua, Nhật Bản luôn nằm trong nhóm bốn đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam (cùng với Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc). Cán cân thương mại giữa hai bên luôn được giữ ở mức khá cân bằng.
Tuy nhiên, do bị ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 nên đa phần nhóm hàng chủ lực này của Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu bị sự sụt giảm vào thị trường xứ mặt trời mọc trong chín tháng qua. Ở chiều ngược lại, trong cùng thời gian này, Việt Nam nhập khẩu hàng hóa từ thị trường Nhật Bản tăng nhẹ.
Cụ thể theo cập nhật của Tổng cục Hải quan, tính đến hết tháng 9 vừa qua, xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt hơn 14 tỉ đô la Mỹ, giảm gần 1 tỉ đô la (tương đương giảm hơn 6,4%) so với cùng kỳ năm ngoái.
Đáng chú ý, trong ba quí vừa qua, bốn nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực với giá trị lên đến tỉ đô la của Việt Nam dù vẫn duy trì với kim ngạch tỉ đô la nhưng đa phần đều lại bị sụt giảm so với cùng kỳ năm ngoái.
Đơn cử như nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất là dệt may chỉ đạt kim ngạch 2,584 tỉ đô la, giảm hơn 320 triệu đô la. Nhóm mặt hàng này đóng góp 18,4 tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt nam ở thị trường xứ hoa anh đào.
Với nhóm phương tiện vận tải và phụ tùng chiếm 11,7% tổng kim ngạch xuất khẩu, đạt 1,636 tỉ đô la, giảm gần 300 triệu đô la.Trong khi đó, nhóm mặt hàng thủy sản chiếm 7,4%, đạt hơn 1,03 tỉ đô la, giảm hơn 30 triệu đô la so với cùng kỳ năm ngoái.
Như vậy, chỉ tính riêng sự sụt giảm của ba nhóm hàng chủ lực này, trong chín tháng qua, cả nước đã sụt giảm hơn 650 triệu đô la kim ngạch xuất khẩu vào thị trường xứ mặt trời mọc.
Riêng nhóm hàng xuất khẩu chủ lực tỉ đô la còn lại là máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng có mức tăng nhẹ khoảng 30 triệu đô la, đạt tổng kim ngạch 1,445 tỉ đô la trong chín tháng đầu năm nay, chiếm 10,3% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Trong khi đó, ở chiều ngược lại, trong chín tháng đầu năm kim ngạch nhập khẩu vào thị trường Việt Nam của hàng hóa Nhật Bản vẫn có mức tăng trưởng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái.
Cụ thể theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong cùng thời gian trên, cả nước chi khoảng 14,627 tỉ đô la nhập khẩu hàng hóa từ xứ mặt trời mọc, tăng gần 450 triệu đô la (tương đương tăng 3,1%) so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhóm hàng Việt Nam chi nhiều tiền nhất nhập khẩu hàng hóa từ Nhật Bản là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với kim ngạch hơn 3,9 tỉ đô la, tăng mạnh gần 22,3%, tương đương hơn 700 triệu đô la so với cùng kỳ năm ngoái.
Tiếp đến là máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng với kim ngạch là hơn 3,31 tỉ đô la, giảm hơn 180 triệu đô; sắt thép các loại đạt kim ngạch 1,067 tỉ đô la, tăng hơn 40 triệu đô la so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính chung trong 9 tháng đầu năm, cán cân thương mại có sự đảo chiều khi Việt Nam nhập siêu hơn 600 triệu đô la từ thị trường Nhật Bản. Trong khi năm ngoái, Việt Nam xuất siêu sang thị trường này.
Cụ thể theo cơ quan hải quan, kết thúc năm 2019, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam- Nhật Bản đạt khoảng 39,94 tỉ đô la, cao nhất từ trước đến nay và chiếm 7,7% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước.
Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 20,41 tỉ đô la, tăng 8,4% so với năm 2018, chiếm 7,7% tổng kim ngạch cả nước.
Ở chiều ngược lại, Việt Nam nhập khẩu lượng hàng hóa từ xứ hoa anh đào này với tổng trị giá 19,53 tỉ đô la, tăng 2,5% so với năm trước đó, chiếm 7,7% kim ngạch nhập khẩu cả nước.
Với tình hình dịch bệnh Covid-19 về cơ bản được kiểm soát ở Việt Nam cùng chiều hướng tăng trưởng hoạt động xuất nhập khẩu trở lại và đặc biệt là chuyến công du của tân Thủ tướng Suga Yoshihide đến Việt Nam, giới phân tích hy vọng kết thúc năm 2020, quy mô thương mại với Nhật Bản sẽ tiếp tục được đẩy mạnh để có thể cán mốc 40 tỉ đô la, một con số gần bằng của kết quả năm 2019.
Dù đã đạt được những kết quả nhất định nhưng dư địa từ thị trường Nhật Bản được giới phân tích đánh giá là còn rất lớn và là thị trường tiềm năng giúp tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam trong tương lai gần.
Việt Nam và Nhật Bản đang là thành viên của một số hiệp định thương mại tự do, trong đó có Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là điều kiện thuận lợi cho hai nước mở rộng hợp tác giao thương trên nhiều lĩnh vực.
Dù khó tính nhưng Nhật Bản được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng cho hàng hóa Việt Nam, với cơ cấu xuất nhập khẩu của hai nước có sự bổ sung cho nhau. Đáng chú ý, chất lượng hàng Việt Nam đã được người tiêu dùng Nhật Bản tin tưởng hơn.
Với kết quả kim ngạch xuất nhập khẩu trên cho thấy cơ cấu hàng hóa của Nhật Bản và Việt Nam mang tính bổ sung và không cạnh tranh lẫn nhau.
Nhật Bản là nước nhập siêu lớn về thủy sản, mặt hàng công nghiệp tiêu dùng như dệt may, giày da, thực phẩm , đồ gỗ, những mặt hàng chế biến,... trong khi Việt Nam lại là nước có lợi thế cạnh tranh tuyệt đối về các sản phẩm này. Ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ Nhật Bản máy móc, thiết bị, công nghệ và nguyên liệu cho sản xuất.
Theo giới phân tích Hiệp định CPTPP đang mở ra cơ hội rất lớn cho doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu ở thị trường xứ sở hoa anh đào.
Bên cạnh những mặt hàng chủ lực có kim ngạch xuất khẩu tỉ đô la nói trên, những sản phẩm khác của Việt Nam cũng đang xuất khẩu nhiều sang thị trường này gồm đồ gỗ, điện thoại di động, linh kiện điện tử...
Nhận định từ giới phân tích, sở dĩ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản tăng mạnh thời gian qua là nhờ Hiệp định CPTPP. Bởi đây là lần đầu tiên Nhật Bản cam kết xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu cho đại đa số nông, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam.
Và theo điều khoản trong CPTPP, Nhật Bản cam kết xóa bỏ thuế ngay đối với 86% số dòng thuế, tương đương 93,6% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản và gần 90% số dòng thuế sau năm năm.
Do đó, CPTPP sẽ thúc đẩy mạnh mẽ dòng chảy thương mại và đầu tư giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản, không chỉ giới hạn ở việc cắt giảm các dòng thuế mà còn tạo ra các cơ hội kinh doanh mới, cũng như làm giảm các thủ tục về thương mại và đầu tư.
Mặt hàng xuất khẩu gồm các hàng hóa thuộc phạm vi thống kê, tương ứng với quy định về chỉ tiêu “Trị giá hàng hóa xuất khẩu” – mã số 1006, được tính theo mặt hàng chủ yếu và các phân loại hàng hóa khác nhau.
– Nước/vùng lãnh thổ cuối cùng hàng đến;
– Hàng trong nước/hàng tái xuất;
– Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam;
– Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương (doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có mã số đăng ký trên địa bàn).
3. Kỳ công bố: Tháng, quý, năm.
Đối với phân tổ “Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam” chỉ phân tổ theo kỳ: Quý, năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
– Phối hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
Mặt hàng nhập khẩu gồm các hàng hóa thuộc phạm vi thống kê, tương ứng với quy định về chỉ tiêu “Trị giá hàng hóa nhập khẩu” – mã số 1006, được tính theo mặt hàng chủ yếu và các phân loại hàng hóa khác nhau.
– Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam;
– Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương (doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có mã số đăng ký trên địa bàn).
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
– Phối hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).