Việc áp dụng các giải pháp công nghệ số vào lĩnh vực tài chính, ngân hàng trong thời gian qua đã giúp tạo ra các dịch vụ tài chính tốt hơn, tiện ích hơn với chi phí sử dụng thấp hơn, mang lại những trải nghiệm thú vị hơn cho khách hàng so với các dịch vụ tài chính, ngân hàng truyền thống và đang trở thành xu hướng chủ đạo trong những thập niên tới. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực còn khá mới mẻ không chỉ tại Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Cùng với những nghiên cứu về những cơ hội và lợi ích mà Fintech đem lại cho ngành dịch vụ tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung, bài viết này sẽ phân tích một số thách thức điển hình của Fintech đối với ngành dịch vụ tài chính của Việt Nam nhằm góp phần phác họa bức tranh đầy đủ về Fintech tại Việt Nam.

Học du lịch có cần giỏi ngoại ngữ hay không?

Tuỳ thuộc vào thị trường và công việc bạn muốn hướng đến. Nếu bạn hướng đến thị trường khách nội địa thì có thể tạm thời chưa cần nhiều đến ngoại ngữ nhưng nếu như muốn tiến xa hơn trên con đường sự nghiệp thì việc biết ít nhất một ngoại ngữ là điều bắt buộc.

Khi biết Ngoại ngữ bạn vừa có thể dẫn Tour Outbound (dẫn khách đi du lịch ra khỏi lãnh thổ Việt Nam), vừa có thể dẫn Tour Inbound (dẫn khách quốc tế trong lãnh thổ Việt Nam), vừa tăng thêm thu nhập vừa mở rộng được kinh nghiệm. Bên cạnh đó biết ngoại ngữ đem đến nhiều lợi ích cho bạn trong ngành du lịch như: phục vụ khách tốt hơn, mở rộng vốn hiểu biết vì vô hình chung khi học thêm một ngôn ngữ bạn cũng ít nhiều sẽ được tìm hiểu về văn hoá nước đó, được đi nhiều nơi hơn (đây chắc chắn sẽ là điều mà dân du lịch cực kỳ yêu thích),…

Như vậy “học du lịch có cần giỏi Tiếng Anh hay không?” chắc chắc câu trả lời là “có”. Với mỗi ngành nếu biết Tiếng Anh sẽ cho bạn nhiều cơ hội thăng tiến thì đối với ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành thì đây được xem là một trong những yếu tố quyết định nếu bạn muốn “hành nghề” nhất ở mảng du lịch quốc tế. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ tập trung phát triển ở mảng du lịch nội địa thì ngoại ngữ cũng không phải là vấn đề lớn đối với bạn.

Học du lịch có cần chiều cao, ngoại hình chuẩn không?

Nếu đang cùng một thắc mắc như trên thì bạn nên nhớ rằng tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá năng lực của một người làm du lịch quan trọng nhất chính là kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ. Với lĩnh vực này, chiều cao chỉ là yếu tố cộng thêm về ngoại hình và không ảnh hưởng đến khả năng thăng tiến trong lĩnh vực Du lịch.

Nếu có định hướng làm Hướng dẫn viên du lịch bạn nên chăm chút nhiều hơn với ngoại hình của mình tuy nhiên để đi xa với nghề thì các bạn trẻ cần tập trung trau dồi kiến thức văn hóa, lịch sử, địa lý và liên tục cập nhật những thông tin mới để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.

Còn với ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành bạn hoàn toàn có thể yên tâm vì ngành chưa đặt nặng nhiều về vấn đề ngoài hình mà yếu tố quan trọng nhất đó là kỹ năng và nghiệp vụ. Điều này bạn hoàn toàn có thể trau dồi trong quá trình học tập tại Khoa Du lịch – Trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội.

Người hướng nội có nên học du lịch?

Không phải ngẫu nhiên mà ngành Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn nằm trong lĩnh vực vô cùng rộng lớn “hospitality” (tạm dịch: dịch vụ hiếu khách) với cốt lõi chính là phải khiến khách hàng thực sự hài lòng với dịch vụ. Sự tinh ý, biết lắng nghe và tư duy nhanh nhạy trước cảm xúc, nhu cầu của người khác là tố chất vô cùng quan trọng trong ngành Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn.

Ưu điểm của người hướng nội chính là biết lắng nghe hiểu được nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó người hướng nội với đặc điểm nổi bật đó là rất kiên nhẫn. Điều này đặc biệt quan trọng đối với người làm dịch vụ. Vì vậy nếu bạn là người hướng nội nếu có đam mê với ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành bạn hoàn toàn có thể đăng ký và lựa chọn ngành.

Con gái không nên theo học ngành du lịch

Không ít những ý kiến cho rằng con gái không theo được ngành du lịch lâu dài đặc biệt là sau khi lập gia đình vì hạn chế do không có thời gian chăm sóc gia đình. Ngoài ra việc phải đi nhiều, tiếp xúc với nhiều đoàn khách khác nhau. Bạn sẽ phải xử lý nhiều tình huống như: khách thiếu lịch sự thậm chí có hành động khiếm nhã với mình, việc khách sạn không có phòng riêng dành cho hướng dẫn viên và lái xe,… Đối mặt với những tình huống này đòi hỏi bạn phải có cách xử lý khéo léo tránh gây ra những hiểu lầm không đáng có.

Tuy nhiên học ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành bạn có thể lựa chọn các công việc văn phòng, ít đi lại nhiều như hướng dẫn viên phù hợp với các bạn nữ hơn như: sale tour, điều hành tour,..

Ảnh hưởng của dịch Covid 19, học Du lịch dần ít có cơ hội việc làm sau khi ra trường

Tình hình hiện tại chỉ là tạm thời không phải là mãi mãi và tiềm năng phát triển ngành vẫn còn rất lớn. Ngành Du lịch của Việt Nam nằm trong danh sách các quốc gia tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO). Vì vậy, Việt Nam có đủ nền tảng để phát triển sau dịch bệnh Covid 19.

Hơn nữa trong thời kỳ Covid-19, Việt Nam là một trong những Quốc gia kiểm soát dịch rất tốt và được cả Thế giới chú ý với hình ảnh điểm đến an toàn và thanh bình. Điều này mở ra cơ hội lớn đối với ngành Du Lịch khi thu hút các du khách nước ngoài.

Với sự gia tăng nhanh chóng về số lượng du khách quốc tế và nội địa cho thấy tương lai đầy hứa hẹn khi các chuyến bay dần được nối lại và du khách không ngần ngại chi cho các dịch vụ có chất lượng, kèm theo là nhu cầu nhân lực chất lượng cao ngày càng tăng cao.

Ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành và ngành Hướng dẫn viên Du lịch là hai ngành giống nhau

Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành và ngành hướng dẫn viên du lịch là hai ngành đều phục vụ trong ngành du lịch nhưng có sự khác nhau:

+ Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành với chương trình đào tạo chủ yếu là: nghiệp vụ điều hành du lịch, quản trị kinh doanh lữ hành, quản trị nguồn nhân lực, quản trị dịch vụ, xây dựng tuyến điểm,… chuyên sâu về quản trị, hiểu các dịch vụ, tuyến điểm, xây dựng chương trình tour trong ngành du lịch.

Học Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành bạn có thể làm hướng dẫn viên du lịch nhưng bên cạnh đó bạn có thể đảm nhận nhiều vị trí khác trong ngành như: Điều hành tour, Sale tour,… các vị trí quản lý trong ngành du lịch khác. Thậm chí nếu nhanh nhạy bạn có thể làm việc ở hầu hết các vị trí trong ngành du lịch hoặc bạn có thể chuyển hướng sang khách sạn, nhà hàng đều được.

+ Ngành Hướng dẫn viên du lịch bạn sẽ được đào tạo chuyên sâu để trở thành hướng dẫn viên du lịch với các nghiệp vụ như: Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, kỹ năng hoạt động tập thể, tâm lý du khách, kỹ năng thuyết trình,…