Trong hoạt động kinh doanh, việc chi tiền hoa hồng môi giới cho cá nhân, tổ chức thực hiện việc môi giới bán hàng hóa dịch vụ… là việc làm thường xuyên của doanh nghiệp. Nhiều người đặt câu hỏi: Tiền hoa hồng môi giới có phải nộp thuế TNCN không? Mức thuế TNCN từ tiền hoa hồng môi giới theo quy định hiện nay như thế nào? Trong bài viết này, iHOADON sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi trên.
Tiền hoa hồng môi giới có phải là thu nhập chịu thuế TNCN?
Tiền hoa hồng môi giới có phải là thu nhập chịu thuế TNCN?
Căn cứ Điểm c, Khoản 2, Điều 2 Thông tư 11/2013/TT-BTC quy định, tiền hoa hồng là khoản thu nhập chịu thuế, cụ thể như sau:
“Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
c) Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa, tiền hoa hồng môi giới; tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; tiền tham gia các dự án, đề án; tiền nhuận bút theo quy định của pháp luật về chế độ nhuận bút; tiền tham gia các hoạt động giảng dạy; tiền tham gia biểu diễn văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao; tiền dịch vụ quảng cáo; tiền dịch vụ khác, thù lao khác.”
Tiền hoa hồng từ các nhà phân phối và môi giới được coi là tiền lương và tiền công NLĐ nhận được từ người sử dụng lao động. Do đó, tiền môi giới bán hàng và hoa hồng môi giới là thu nhập chịu thuế và nếu chịu thuế thì người nhận phải nộp thuế TNCN.
Điều kiện để đưa chi phí hoa hồng môi giới vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp
Tiền hoa hồng môi giới là gì?
Thuế TNCN (tiếng Anh là Personal income tax) là loại thuế đánh vào tiền lương, tiền công, cổ tức, tiền lãi và các khoản thu nhập khác mà một người kiếm được trong năm. Cá nhân thuộc đối tượng nộp thuế có nghĩa vụ nộp thuế TNCN. Những cá nhân không đủ điều kiện, thu nhập thấp sẽ không bị áp khoản thuế này.
Căn cứ Khoản 1, Điều 2, Luật thuế TNCN năm 2007, sửa đổi bổ sung năm 2012, đối tượng nộp thuế TNCN là cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú tại Việt Nam có thu nhập thuộc quy định chịu thuế. Thuế TNCN được tính tại thời điểm trả thu nhập, có vai trò quan trọng đối với quyền lợi cho nền kinh tế, xã hội.
Tiền hoa hồng theo quy định của pháp luật hiện hành chưa có nội dung quy định chi tiết. Tuy nhiên, tiền hoa hồng có thể hiểu đơn giản là số tiền thù lao khách hàng trả cho các dịch vụ được cung cấp cho người trung gian (có thể là đại lý hoặc người môi giới) tùy thuộc vào tính chất và phạm vi của công việc.
Nhiều người thường nhầm lẫn các khái niệm liên quan đến tiền hoa hồng, tiền thưởng và phụ cấp. Tùy thuộc vào NLĐ và khối lượng công việc mà các loại thu nhập sẽ có những điểm khác nhau. Ví dụ:
/ Khoán chi công tác phí có được miễn thuế TNCN?
Về cơ bản, các khoản khoán chi công tác phí vẫn được miễn thuế TNCN nếu phù hợp quy chế nội bộ. Xem công văn 10858/CTHN-TTHT:
Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp Công ty TNHH Grapecity có thực hiện khoán chi khoản phụ cấp cho cán bộ được cử đi công tác phù hợp với quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN và không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người đi công tác.
Lưu ý khoán chi tiền rửa xe và phụ cấp xăng xe phải chịu thuế TNCN (Tham khảo công văn 5487)
Cách tính khấu trừ thuế TNCN từ hoa hồng môi giới
Cách tính khấu trừ thuế TNCN từ hoa hồng môi giới
Việc khấu trừ thuế TNCN từ hoa hồng môi giới được quy định theo 2 trường hợp như sau:
NLĐ không ký hợp đồng hoặc ký hợp đồng dưới 3 tháng có mức thu nhập là tiền hoa hồng từ 2.000.000 đồng/lần trở lên thì tổ chức, cá nhân trả tiền hoa hồng sẽ khấu trừ thuế TNCN trước khi trả cho cá nhân theo mức 10%.
Đối với cá nhân cư trú ký HĐLĐ từ 3 tháng trở lên thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập hoa hồng thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần.
Cách tính thuế dựa trên công thức:
Số tiền thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế (tiền hoa hồng) x Thuế suất theo từng bậc lũy tiến
Trên đây bài viết chia sẻ các quy định về thuế TNCN đối với tiền hoa hồng môi giới. Doanh nghiệp cần lưu ý để tránh những rủi ro không đáng có về pháp lý khi chi trả thu nhập cho NLĐ.
Đăng ký dùng thử miễn phí hóa đơn điện tử iHOADON TẠI ĐÂY
✅ iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử
✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí:
- Miền Bắc: Hotline: 19006142 - Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142
- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900/ Ms. Thùy 0911 876 899
iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử
Công tác phí có chịu thuế TNCN không? Về cơ bản thì quy định tại pháp luật về thuế TNCN xác định như sau:
/ Với người lao động được công ty cử đi công tác nước ngoài dài hạn
Cần xác định rõ một số vấn về sau
1. Tình trạng cư trú của cá nhân này
Xác định tình trạng cư trú – How to determine a individual to be Resident?
2. Các khoản thu nhập nào là thu nhập từ tiền lương, tiền công, khoản nào là công tác phí:
Thuế với người lao động đi công tác nước ngoài
Đối với các doanh nghiệp Nhà nước, theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư 40/2017/TT-BTC và thôg tư 102/2012/TT-BTC về chế độ công tác phí: Công tác phí là khoản chi phí để trả cho người đi công tác trong nước, bao gồm: Chi phí đi lại, phụ cấp lưu trú, tiền thuê phòng nghỉ nơi đến công tác, cước hành lý và tài liệu mang theo để làm việc (nếu có)…Công tác phí là một khoản chi phí Nhà nước đảm bảo cho người đi công tác nước ngoài chi phí trong thời gian công tác…”
Hiện nay, theo quy định pháp lý thì không có khái niệm công tác phí chính thức đối với các doanh nghiệp không thuộc Nhà nước.
Chi phí đi công tác nước ngoài là chi phí được trừ
“2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
2.9. Chi phụ cấp tàu xe đi nghỉ phép không đúng theo quy định của Bộ Luật Lao động.
Chi phụ cấp cho người lao động đi công tác, chi phí đi lại và tiền thuê chỗ ở cho người lao động đi công tác nếu có đầy đủ hóa đơn, chứng từ được tínhvào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp doanh nghiệp có khoán tiền đi lại, tiền ở, phụ cấp cho người lao động đi công tác và thực hiệnđúng theo quy chế tài chính hoặc quy chế nộibộ của doanh nghiệp thì được tínhvào chi phí được trừ khoản chi khoán tiền đi lại, tiền ở, tiền phụ cấp.…ʼʼ
“Điều 2. Các khoản thu nhập chịu thuế
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
…đ.4) Phần khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,… cao hơn mức quy định hiện hành của Nhà nước. Mức khoán chi không tính vào thu nhậpchịu thuế đối với một số trường hợp như sau:
đ.4.1) Đối với cán bộ, công chức và người làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, Đảng, đoàn thể, Hội, Hiệp hội: mức khoán chi áp dụng theo văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.
đ.4.2) Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh, các văn phòng đại diện: mức khoán chi áp dụngphù hợp với mức xác định thu nhậpchịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
đ.4.3) Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức quốc tế, các văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài: mức khoán chi thực hiện theo quy định của Tổ chức quốc tế, văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài.
Biên soạn: Nguyễn Việt Anh – Tư vấn viên
Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.
Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D Center, số 3 Duy Tân, P Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội