Cơ quan chức năng kết luận trong vụ án công ty Alibaba, bằng các thủ đoạn, Nguyễn Thái Luyện và đồng bọn đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản của 4.316 khách hàng với trị giá hơn 2.264 tỷ đồng.
Bảng giá order hàng từ Trung Quốc về Việt Nam tại OrderHang
Chi phí order Taobao được tính theo công thức:
Chi phí đặt mua sản phẩm = Giá sản phẩm + phí dịch vụ + phí ship Trung Quốc (nếu có) + phí vận chuyển từ Trung Quốc về Hà Nội (theo kg).
Bảng giá OrderTaobao cập nhật tại đây
Dịch vụ mua hộ hàng Alibaba uy tín – chất lượng qua OrderHang
Dịch vụ nhập hàng Quảng Châu, nhận đặt hàng Trung Quốc của OrderHang không chỉ mang lại sự an toàn, tối ưu chi phí, mà còn giải quyết được những khó khăn khi tự đặt hàng gây ra.
OrderHang.com - Đơn vị Nhập hàng Trung Quốc uy tín
OrderHang với bề dày kinh nghiệm, là đơn vị nhập hàng và vận chuyển hàng Trung Quốc về Việt Nam uy tín, dẫn đầu về tốc độ và chất lượng dịch vụ.
– Khi sử dụng dịch vụ của OrderHang bạn không chỉ mất chi phí thấp, thời gian giao hàng nhanh mà còn đảm bảo hàng hóa khi đến tay mình còn nguyên vẹn.
– Hơn thế, dịch vụ mua hàng qua trung gian phù hợp với cả những bạn muốn nhập hàng số lượng dù ít hay nhiều. Mua hàng số lượng ít mà vẫn được giá sỉ, tuyệt vời phải không nào!
– Sở hữu đội ngũ nhân viên mua hàng có trình độ tiếng Trung tốt, hỗ trợ khách hàng trong việc đặt hàng, đàm phán giá cả với NCC.
– Giải quyết khiếu nại với NCC nếu họ giao sai màu, sai số lượng, kích thước mà bạn đã đặt.
OrderHang.com luôn tự hào là địa chỉ đi đầu trong lĩnh vực order hàng trên các trang thương mại điện tử. Khi quý khách sử dụng dịch vụ order hàng hoá, OrderHang luôn cam kết:
Quy trình sử dụng dịch vụ order hộ hàng Taobao tại OrderHang
Quy trình sử dụng dịch vụ order của OrderHang.com
Tại OrderHang, quy trình order được thực hiện cực kỳ đơn giản theo 6 bước. Các nhân viên của OrderHang luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn trong các bước thực hiện nếu bạn cảm thấy khó khăn.
Kinh doanh đa cấp là hình thức kinh doanh được nhiều quốc gia trên thế giới thừa nhận và phát triển. Kinh doanh đa cấp đã du nhập vào Việt Nam và ngày càng phát triển nhanh. Tuy nhiên, ở Việt Nam nhiều đối tượng lợi dụng quy định của pháp luật còn chưa chặt chẽ đã thực hiện hành vi lừa đảo bằng hình thức kinh doanh đa cấp. Bài viết trình bày quan điểm để nhận diện hình thức kinh doanh đa cấp lừa đảo tại Việt Nam.
Từ khóa: Kinh doanh đa cấp, Lừa đảo; Việt Nam; đặc điểm; nhận diện.
Với xu hướng hội nhập để phát triển kinh tế xã hội, Việt Nam đã và đang là điểm đến yêu thích của nhiều quốc gia trên thế giới. Hàng năm Việt Nam thu hút được một lượng lớn các doanh nghiệp đến đầu tư thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa diễn ra nhanh chóng. Song song với quá trình toàn cầu hóa thì sự bùng nổ của công nghệ thông tin, các mạng xã hội dẫn đến Việt Nam cũng du nhập nhiều hình thức kinh doanh, nhiều nét văn hóa trên thế giới trong đó có hình thức kinh doanh đa cấp (còn gọi là bán hàng đa cấp).
Theo thống kê gần đây của Bộ Công thương thì ở Việt Nam có đến hơn một triệu người tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp của các công ty khác nhau (chiếm gần 1/90 dân số nước ta). Tức là trong số 90 người ta gặp thì ít nhất có một người bán hàng đa cấp. Tỷ lệ này là rất cao, là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển và đời sống của nhân dân được cải thiện nếu như bán hàng đa cấp đúng với bản chất của nó. Tuy nhiên gần đây hàng loạt các công ty bán hàng đa cấp tại Việt Nam bị phanh phui lừa đảo như Công ty Thiên Ngọc Minh Uy, Công ty Cổ phần đầu tư và tư vấn công nghệ Thăng Long, Công ty Diamond Holiday, Công ty muaban24… thì lúc đó những người tham gia bán hàng đa cấp mới vỡ lẽ mình đã bị lừa đảo.
Điều đáng nói ở đây là những người tham gia vào bán hàng đa cấp đa phần là các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn. Các đối tượng tham gia vào bán hàng đa cấp thường là những người lao động nghèo, thiếu hiểu biết hoặc đang muốn tìm kiếm một công việc với mức thu nhập khá một cách nhanh chóng trong đó chủ yếu là đối tượng sinh viên, những người mới về hưu hay những người ở các tỉnh lẻ. Đây là những đối tượng có đặc điểm là muốn tìm kiếm một việc làm thêm để có “đồng ra, đồng vào” giúp đỡ gia đình, “làm ít, hưởng nhiều” do đó các công ty bán hàng đa cấp mọc lên như nấm với đội ngũ nhân viên đông đảo, khéo léo dùng tài ăn nói để khiến những người nhẹ dạ này sa bẫy. Để thuyết phục được những đối tượng này, các công ty không ngần ngại vẽ ra những chiêu trò PR, quảng cáo, truyền thông rầm rộ; từ nhờ người thân, bạn bè thành viên giới thiệu miệng, phát tờ rơi, dán thông báo tuyển dụng ở các cổng trường học, bến xe bus… đến chuyện thuê văn phòng tư vấn trực tiếp cho đối tượng. Cao tay hơn, các công ty này còn tổ chức những buổi thuyết trình, hội thảo với sự tham gia của đông đảo người dân (có cài cắm những nhân viên của công ty) nhằm mục đích thuyết phục và kêu gọi sự tham gia của càng nhiều người càng tốt. Chính vì các thủ đoạn cao tay như vậy mà rất nhiều người đã tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp để rồi trở thành nạn nhân của thủ đoạn lừa đảo. Thực trạng này gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với đời sống của những người lao động nghèo, các em học sinh và sinh viên; đôi khi còn dẫn đến tan vỡ hạnh phúc của một gia đình. Chẳng hạn như cô Đặng Thị Kim Dung ở Bắc Ninh đã đầu tư cả trăm triệu đồng của gia đình và bản thân vào công ty Cổ phần đầu tư và tư vấn Thăng Long để trở thành thành viên của mạng lưới bán hàng đa cấp song công ty này đã biến mất. Vậy thế nào là bán hàng đa cấp theo đúng nghĩa của nó và thế nào là thủ đoạn lừa đảo bằng bán hàng đa cấp? Nhận diện được vấn đề này có ý nghĩa vô cùng quan trọng để tuyên truyền cho quần chúng nhân dân thấy rõ và ngăn ngừa hành vi lừa đảo có thể xảy ra ở nhiều tỉnh, thành phố và các vùng nông thôn.
Kinh doanh đa cấp hay bán hàng đa cấp do nhà hóa học Mỹ Karl Renborg sáng lập ra vào cuối những năm 1934 khi ông muốn giới thiệu sản phẩm chất bổ sung dinh dưỡng cho mọi người. Theo đó thì kinh doanh đa cấp là thuận ngữ chung dùng để chỉ một phương thức tiếp thị sản phẩm. Phương thức này tận dụng chính thói quen của người tiêu dùng là khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ tốt thường chia sẻ cho người thân, bạn bè và những người xung quanh và khi người giới thiệu sản phẩm đến người xung quang sẽ được nhận một khoản hoa hồng nếu người đó mua sản phẩm. Ta có thể hiểu bán hành đa cấp là một phương thức tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp thông qua nhiều cấp khác nhau, trong đó người tham gia sẽ được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác từ kết quả bán hàng hóa của mình và của người khác trong mạng lưới do người đó tổ chức ra và được doanh nghiệp bán hàng đa cấp chấp nhận. Từ cách hiểu trên ta có thể thấy bản chất của bán hàng đa cấp gồm các nội dung đó là:
- Việc tiến hành tiếp thị: để tiến hành bán lẻ hàng hóa được thực hiện thông qua mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp gồm nhiều cấp khác nhau, nhiều nhánh khác nhau.
- Hàng hóa: được người tham gia bán hàng đa cấp tiếp thị trực tiếp cho người tiêu dùng tại nơi ở, nơi làm việc của người tiêu dùng hoặc địa điểm khác không phải là địa điểm bán lẻ thường xuyên của doanh nghiệp hoặc người tham gia.
- Người tham gia bán hàng đa cấp: được thưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác từ kết quả tiếp thị bán hàng của mình và của người tham gia bán hàng đa cấp cấp dưới trong mạng lưới do mình tổ chức và mạng lưới đó được doanh nghiệp bán hàng đa cấp chấp nhận.
Nếu bán hàng đa cấp thực hiện đúng bản chất này thì đây là phương thức kinh doanh tiên tiến, tiết kiệm nhiều chi phí như bến bãi, kho chứa, vận chuyển hàng hóa, khuyến mại, quảng cáo và các chương trình tiếp thị. Chi phí được tiết kiệm sẽ quay trở lại để một phần làm hoa hồng và một phần dùng để nâng cấp chất lượng sản phẩm tốt hơn. Tuy nhiên ở Việt Nam nhiều công ty đa cấp không làm như vậy. Do đó bán hàng đa cấp đã và đang là vấn đề nhức nhối của xã hội không những xuất hiện ở các thành phố lớn mà còn đang mở rộng ra các vùng nông thôn với các chiêu trò lừa đảo tinh vi. Kinh doanh đa cấp lừa đảo tại Việt Nam có các đặc điểm sau:
Thứ nhất, các doanh nghiệp kinh doanh đa cấp không quan tâm đến việc đầu tư cho sản phẩm mà chỉ giỏi trong việc đánh vào lòng tham của đa số dân chúng. Họ không giới thiệu về sản phẩm mới hay các tính năng ưu việt của sản phẩm đến với khách hàng để khách hàng biết và có nhận định đáng giá chất lượng rồi từ đó lựa chọn có mua hay không. Mà quan trọng nhất là các doanh nghiệp này tiêm vào đầu của dân chúng ý nghĩa làm giàu, làm giàu thật nhanh, thật dễ dàng mà không mất công sức gì; sau đó giới thiệu các tấm gương là những người ở quê ra tỉnh làm giàu nhanh chóng khi mới gia nhập công ty. Với chiêu bài như vậy rất nhiều người đã bị lóa mặt vì đồng tiến mà gia nhập. Chẳng hạn như công ty Thiên Ngọc Minh Uy kinh doanh đa cấp với mặt hàng là máy lọc ozone tuy nhiên sản phẩm này không phải là sản phẩm của chính công ty làm ra và là mua của các công ty khác để biến thành sản phẩm kinh doanh đa cấp. Hay như công ty muaban24 kinh doanh trực tiếp trên trang web muaban24.vn với nhiều gian hàng ảo có các loại sản phẩm theo kinh doanh đa cấp xong trên thực tế công ty này không có sản xuất hay mua các mặt hàng này để đưa cho khách hàng.
Thứ hai, lợi nhuận không đến từ việc bán sản phẩm mà đến từ việc lôi kéo được nhiều người tham gia bán hàng đa cấp. Đây chính là điểm khác biệt lớn nhất giữa hình thức lừa đảo bằng bán hàng đa cấp với bản chất thực của nó. Các công ty lấy việc kết nạp được thêm các thành viên mới để tạo ra lợi nhuận mà không quan tâm đến việc bán hàng để tạo ra lợi nhuận. Chính vì thế các sản phẩm của các công ty này chỉ mang tính chất hình thức, không thực sự quan tâm đến sản phẩm đó chất lượng như thế nào? Chẳng hạn như công ty Thiên Ngọc Minh Uy bán sản phẩm chỉ là cái cớ, thực chất công ty này bán cơ hội cho mọi người để đánh chính vào lòng tham của họ. Để trở thành thành viên của công ty mỗi người phải bỏ ra 3.150.000 đồng để mua một cái may khử độc ozone trị giá ngoài thị trường từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Hay công ty muaban24 trả tiền cho ai giới thiệu được một khách tham gia vào mạng lưới là 1.500.000 đồng và để tham gia được mạng lưới thì người đó phải đống 5.200.000 đồng.
Thứ ba, hình thức bán hàng đa cấp lừa đảo hoạt động theo nguyên lý ép buộc, có tính chất lôi kéo mà không phải tự nguyện tham gia. Nếu đã trót tham gia vào bán hàng đa cấp thì muốn rút chân ra cũng khó. Chẳng hạn như trong vụ các em sinh viên của trường Đại học Khoa học công nghệ đến công ty Thiên Ngọc Minh Uy yều cầu hủy hợp đồng và đòi tiền đã bị các nhân viên của công ty đánh hội đồng và dọa giết.
Thứ tư, về cách thức và chính sách: Hình thức kinh doanh đa cấp lừa đảo chủ yếu là hoạt động mời khách vào hệ thống mà không chú trọng đến việc bán hàng, bán sản phẩm. Do đó chính sách không công bằng người vào sau luôn nằm ở đáy và không thể thoát ra độc lập, càng vào sau cơ hội của bạn càng thấp. Còn hình thức kinh doanh đa cấp đúng nghĩa của nó thì không quan trọng là bạn tham gia khi nào, vị trí của bạn mà quan trọng là cách thức bạn bán hàng như thế nào.
Thứ năm, chi phí tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp: Đối với hình thức bán hàng đa cấp theo bản chất thì kinh phí tham gia không lớn, chỉ là các chi phí làm thủ tục và cung cấp tài liệu và chí phí này không được tính vào tiền hoa hồng. Còn hình thức kinh doanh đa cấp lừa đảo thì chi phí cao, chính là tiền mua sản phẩm và được sử dụng để phân chia hoa hồng cho những người tham gia.
Thứ sáu, về đối tượng tham gia và sản phẩm: Hình thức kinh doanh đa cấp đúng với bản chất của nó, người mua sản phẩm vì có nhu cầu sử dụng sản phẩm và đánh giá chất lượng sản phẩm tốt. Trước khi mua họ đã được sự tư vấn, phổ biến kỹ về sản phẩm, chất lượng sản phẩm. Đặc biệt người tham gia mạng lưới không bị bắt ép phải mua sản phẩm. Còn hình thức kinh doanh đa cấp lừa đảo đối tượng tham gia không phải xuất phát từ nhu cầu sử dụng mà xuất phát từ việc tham gia nhằm có lợi ích về kinh tế nên bắt buộc phải mua sản phẩm của công ty. Đồng thời, do không xuất phát từ nhu cầu sử dụng sản phẩm nên không biết chất lượng sản phẩm như thế nào? Không được tư vấn kỹ về sản phẩm, thường rất mập mờ về tính năng và công dụng của sản phẩm.
Ở Việt Nam hình thức kinh doanh đa cấp chân chính và lừa đảo đa cấp lẫn lộn với nhau, do đó mọi người nên trang bị cho mình những kiến thức trên nhằm nhận diện đâu là kinh doanh đa cấp, đâu là lừa đảo ăn theo bán hàng đa cấp để không trở thành nạn nhân của trò lừa này.
Các cơ quan chức năng đặc biệt là lực lượng Công an nhân dân cần có biện pháp tuyên truyền, phổ biến kịp thời giúp quần chúng nhân dân biết và hiểu về hình thức kinh doanh đa cấp lừa đảo, không bị đồng tiền làm mờ mắt nhất là ở các vùng nông thôn, các khu vực tỉnh lẻ trình độ dân trí còn chưa phát triển.
Mặt khác, lực lượng Công an cần kịp thời phát hiện và xử lý các công ty lợi dụng hình thức kinh doanh đa cấp để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Kiên quyết xử lý nghiêm minh các sai phạm này để làm công cụ răn đe.
Đồng thời, các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp cần nghiên cứu và ban hành các chính sách cụ thể hơn nữa về hình thức kinh doanh đa cấp tại Việt Nam. Hạn chế các kẽ hở để những đối tượng xấu lợi dụng hình thức kinh doanh đa cấp thực hiện hành vi lừa đảo.
Trên đây là một số ý kiến nhằm giúp phân biệt giữa kinh doanh đa cấp theo đúng nghĩa với hình thức kinh doanh đa cấp lừa đảo tại Việt Nam. Nghiên cứu và vận dụng tốt vấn đề này có tác dụng lớn trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm hình sự của lực lượng Công an, đồng thời nêu cao tinh thần cảnh giác cho nhân dân.
(ảnh: naict.tttt.nghean.gov.vn)
Kịch bản chung của các đối tượng thường là giả mạo danh tính hoặc sử dụng tài khoản mạng xã hội giả mạo để liên hệ với nạn nhân, dẫn dụ khai báo thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng hoặc nhấp vào đường liên kết, tải về ứng dụng độc hại nhằm chiếm đoạt tài chính của nạn nhân.
Các đối tượng lừa đảo thường áp dụng các thủ đoạn tác động tâm lý để tiếp cận nạn nhân như: tự nhận/giả mạo là cơ quan công quyền (công an, viện kiểm sát, cán bộ đang làm việc tại các bộ/ngành...), đơn vị cung cấp dịch vụ, các tổ chức tài chính ngân hàng, gia đình bạn bè... để đánh vào nỗi sợ hãi, lòng tham, tình cảm, chủ quan...
Các kênh thường được đối tượng lừa đảo sử dụng để tiếp cận gồm: cuộc gọi qua SIM; tin nhắn (SMS)/thư điện tử (Email); mạng xã hội; nền tảng chat OTT (Ví dụ: Zalo, WhatsApp, Viber, Telegram...). Đôi khi các đối tượng còn sử dụng trực tiếp các kênh OTT này để tiếp cận nạn nhân; Website giả mạo; các ứng dụng giả mạo.
Các phương thức chính được các đối tượng lừa đảo trực tuyến sử dụng bao gồm:
- Dẫn dụ quét mã QR hoặc vào các website lừa đảo để lấy cắp thông tin cá nhân (để hack vào các loại tài khoản) từ đây tiếp tục lừa đảo để lấy các mã OTP, mã xác thực... hoặc hack vào các tài khoản mạng xã hội để làm bàn đạp tiếp tục lừa đảo bạn bè, người thân.
- Hướng kết nối vào các ứng dụng chat OTT để thao túng tâm lý (thường như Zalo sau đó dẫn dụ vào các OTT không được kiểm soát khác như Telegram, Viber, WhatsApp… để từ đây áp dụng các kịch bản lừa đảo khác nhau...).
- Lừa nạn nhân cài các ứng dụng giả mạo hoặc kích hoạt tệp tin có chèn mã độc hại (có đuôi như .pdf, .doc, .xlsx, .bat, .zip, .rar, .html...) để chiếm quyền thiết bị từ đó đánh cắp thông tin cá nhân, lấy tiền trong tài khoản, bôi nhọ danh dự hoặc tống tiền…
- Tác động tâm lý trực tiếp (qua điện thoại) để chiếm đoạt tiền trực tiếp (qua chuyển khoản hoặc ra ngân hàng gửi tiền cho đối tượng lừa đảo) hoặc dẫn dụ nạn nhân nhập cú pháp chuyển sang eSIM để chiếm đoạt số điện thoại của nạn nhân.
Đối tượng lừa đảo thường dẫn dụ nạn nhân bằng những cách sau đây:
- Tạo dựng lòng tin: Giả danh tổ chức uy tín như ngân hàng, cơ quan chính phủ, hoặc công ty nổi tiếng. Đối tượng sử dụng Email, tin nhắn, hoặc cuộc gọi để tạo dựng lòng tin và yêu cầu thông tin nhạy cảm từ nạn nhân.
- Kịch bản lừa đảo: Được biên soạn sẵn một cách chi tiết, và khéo léo để thao túng tâm lý nhằm mục đích dẫn dụ tạo niềm tin và sự đồng cảm từ nạn nhân. Đóng nhiều vai nhân vật khác nhau để tạo ra một câu chuyện hoàn hảo đánh động vào tâm lý của nạn nhân một cách sâu sắc.
Sử dụng biểu mẫu và giao diện giả mạo: Các trang web lừa đảo thường sao chép giao diện của các trang web chính thức, sử dụng biểu mẫu đăng nhập hoặc thanh toán giống như thật để đánh lừa người dùng.
Kích thích tâm lý: Các đối tượng lừa đảo đa phần đánh vào tâm lý: lòng tham, sự sợ hãi, tính hiếu kỳ, tính tò mò và đặc biệt là tình thương, sự thương hại của con người. Đối tượng thường tạo ra cảm giác khẩn cấp để thúc đẩy nạn nhân hành động ngay lập tức mà không suy nghĩ kỹ lưỡng. Ví dụ, họ có thể thông báo rằng tài khoản của bạn sẽ bị khóa nếu không xác nhận thông tin ngay lập tức.
- Đưa ra phần thưởng hoặc cơ hội hiếm có: Hứa hẹn giải thưởng lớn, cơ hội đầu tư sinh lời cao, hoặc cơ hội việc làm hấp dẫn để thu hút sự chú ý của nạn nhân.
- Yêu cầu hành động gấp: Đối tượng lừa đảo gửi liên kết đến các trang web giả mạo hoặc mã QR, nơi nạn nhân được yêu cầu nhập thông tin cá nhân hoặc tài khoản. Các liên kết này thường được ngụy trang dưới dạng liên kết hợp pháp hoặc phần thưởng.
- Làm giả thông báo khẩn cấp: Sử dụng thông báo giả mạo về sự cố bảo mật, viện cớ lý do nguồn tiền đang bị treo vì phải đóng thuế, cơ quan công an điều tra, lỗi tài khoản, hoặc sự kiện khẩn cấp để yêu cầu nạn nhân cung cấp thông tin ngay lập tức.
- Kích thích sự tò mò: Gửi Email hoặc tin nhắn về sự kiện, báo cáo, hoặc tài liệu: Đối tượng lừa đảo gửi thông tin về sự kiện nóng hổi, báo cáo quan trọng, hoặc tài liệu hấp dẫn, yêu cầu nạn nhân tải xuống hoặc mở file đính kèm chứa mã độc.
Tại Việt Nam, các đối tượng lừa đảo trực tuyến có 2 mục tiêu chính là lừa đảo tài chính và lừa đảo trực tuyến khác. Trong đó 72,6% là lừa đảo trực tiếp vào tài chính, còn 27,4% là các dạng lừa đảo trực tuyến khác nhau. Tuy nhiên, các hình thức lừa đảo khác đó cũng là bước đệm để tiếp nối cho việc lên kịch bản thực hiện lừa đảo tài chính.
Mục tiêu cuối cùng của đối tượng đều là lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Các đối tượng lừa đảo có thể tìm cách đánh cắp tiền từ tài khoản ngân hàng, ví điện tử, hoặc thẻ tín dụng của nạn nhân thông qua các kỹ thuật như phishing (lừa đảo qua Email và tin nhắn), smishing (lừa đảo qua tin nhắn SMS), hoặc vishing (lừa đảo qua điện thoại).
Các yếu tố mà đối tượng tập trung hướng đến để lợi dụng thực hiện các hành vi lừa đảo là tâm lý nhẹ dạ cả tin, thiếu sự tiếp cận thông tin, thiếu việc làm hoặc thu nhập thấp, đánh vào lòng tham ẩn sâu trong mỗi con người.
Cách thức các đối tượng lừa đảo trực tuyến nhận tiền lừa đảo từ nạn nhân bao gồm: chuyển khoản vào các tài khoản ngân hàng rác, các tài khoản không chính chủ được mua lại từ các đối tượng như sinh viên, hoặc các số tài khoản ngân hàng ảo; chuyển tiền qua các cổng thanh toán trực tuyến (ví dụ như thanh toán mua thẻ điện thoại: cổng Ngân lượng, Bảo kim…); chuyển tiền qua các ví điện tử như Momo, ViettelPay, VNPay…; chuyển tiền thông qua tiền ảo trên các sàn giao dịch.
[TRỰC TIẾP] Tuyên án các bị cáo vụ án Công ty Alibaba chiều 29.12
Theo kế hoạch, 8 giờ 30 hôm nay (29.12), TAND TP.HCM tuyên án vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền đối với 23 bị cáo, xảy ra tại Công ty CP địa ốc Alibaba (gọi tắt là Công ty Alibaba).
Theo cáo trạng, Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Alibaba) và 21 bị cáo đã dựng nên 58 dự án “ma” tại các tỉnh Bình Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, từ đó lừa đảo chiếm đoạt hơn 2.400 tỉ đồng của 4.550 người bị hại.
Bị cáo Nguyễn Thái Luyện kêu oan trong phần luận tội. Đồng thời, đề nghị HĐXX cho bị cáo chịu toàn bộ trách nhiệm dân sự và xin giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo còn lại.
Cũng theo cáo trạng, sau khi vụ án khởi tố, Luyện bị tạm giam, vợ Luyện là bị cáo Võ Thị Thanh Mai (Giám đốc tài chính Công ty Alibaba) sợ tài khoản bị phong tỏa nên ngày 19.9.2019 đã chỉ đạo Nguyễn Thế Lực (trợ lý Chủ tịch HĐQT, em trai bị cáo Luyện) và Huỳnh Thị Kim Thắng (kế toán trưởng) rút 13 tỉ ra đưa cho Mai. Đến nay, số tiền này chưa thu hồi được.
Ở nhóm tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản", VKS đề nghị tuyên Nguyễn Thái Luyện mức án chung thân; Nguyễn Thái Lĩnh (em trai Luyện, Giám đốc Công ty Alibaba), Nguyễn Huỳnh Tú Trinh (nhân viên pháp lý Công ty Alibaba) từ 16 - 18 năm tù; các bị cáo đồng phạm còn lại với Luyện trong nhóm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị VKS đề nghị từ 12 - 20 năm tù.
Nhóm tội "rửa tiền" và "lừa đảo chiếm đoạt tài sản", VKS tổng hợp hình phạt cả 2 tội danh và đề nghị các bị cáo Võ Thị Thanh Mai, Nguyễn Thái Lực (em trai bị cáo Luyện) cùng mức án 30 năm tù.
Bị cáo Huỳnh Thị Kim Thắng (kế toán) bị VKS đề nghị từ 5 - 6 năm tù về tội "rửa tiền".
HĐXX phát trực tuyến buổi tuyên án trên Cổng thông tin điện tử TAND TP.HCM (xem tại đây); Đồng thời, sau khi tuyên án, bản án sẽ được niêm yết trên Cổng thông tin điện tử TAND TP.HCM (xem tại đây).
TAND TP.HCM thông báo để người tham gia tố tụng được biết để theo dõi việc tuyên án và quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật.
Kết thúc ngày tuyên án đầu tiên (29.12), về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, HĐXX tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thái Luyện tù chung thân, Nguyễn Thái Lĩnh (em trai Luyện) 17 năm tù, Nguyễn Huỳnh Tú Trinh (nhân viên pháp lý Công ty Alibaba) 12 năm tù , Huỳnh Thị Ngọc Như (cựu Phó tổng giám đốc đào tạo Công ty Alibaba) 17 năm tù và 17 đồng phạm từ 10 - 19 năm tù.
HĐXX tổng hợp mức án hai tội danh “rửa tiền” và lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, tuyên bị cáo Võ Thị Thanh Mai 30 năm tù, Nguyễn Thái Lực 27 năm tù.
HĐXX tuyên bị cáo Huỳnh Thị Kim Thắng 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo về tội “rửa tiền”.
Về trách nhiệm dân sự, HĐXX buộc bị cáo Luyện và bị cáo Mai liên đới bồi thường toàn bộ số tiền đã chiếm đoạt của các bị hại. Số tiền bồi thường sẽ nêu rõ trong phụ lục I, II của bản án.
Về hành vi rửa tiền, HĐXX buộc Ngân hàng HD Bank và bị cáo Mai nộp lại số tiền 13 tỉ đồng.
Ngày mai (30.12), HĐXX tiếp tục tuyên án phần bồi thường cho các bị hại.
Vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản và rửa tiền tại Công ty CP địa ốc Aliabab
Về phần dân sự trong vụ án Công ty Alibaba, VKS đề nghị HĐXX buộc bị cáo Nguyễn Thái Luyện và vợ là bị cáo Võ Thị Thanh Mai bồi thường hơn 2.400 tỉ đồng cho 4.550 người bị hại, do 2 bị cáo này chiếm đoạt và sử dụng toàn bộ số tiền này. VKS cũng đề nghị HĐXX buộc bị cáo Mai nộp lại 13 tỉ đồng mà bị cáo đã lấy từ hành vi rửa tiền.