Tỉnh Đồng Nai thường không tổ chức bắn pháo hoa dịp Tết. Vì vậy, không có thông tin chính xác về địa điểm bắn pháo hoa. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo những địa điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán hàng năm ở tỉnh Đồng Nai như:
Địa điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên Đán 2024 ở Lâm Đồng
Có 06 địa phương trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã công bố kế hoạch tổ chức bắn pháo hoa không quá 15 phút trong đêm giao thừa Tết Nguyên đán 2024. Bao gồm: Thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc và các huyện: Đức Trọng, Bảo Lâm, Đạ Huoai, và Đạ Tẻh.
Tại Thành phố Đà Lạt, sự kiện sẽ diễn ra tại hai điểm bắn: tiểu công viên trước công viên Yersin và bến du thuyền hồ Xuân Hương. Thành phố Bảo Lộc chỉ có một điểm bắn tại khu vực hồ Đồng Nai. Trong khi đó, huyện Đạ Hoai và Đạ Tẻh sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại Quảng trường huyện. Đối với huyện Đức Trọng và huyện Bảo Lâm, mỗi nơi đều có một điểm bắn tại Sân vận động Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao.
Người dân và du khách có thể tận hưởng màn bắn pháo hoa tại sáu địa phương này vào khoảng thời gian từ 0h đến 0h15 ngày 10/2/2024 (mùng 1 Tết).
Xem thêm: 50+ Bài thơ, câu thơ chúc Tết 2024 hay, ngắn gọn và độc đáo
Video Nhộn nhịp thị trường pháo hoa ở Tam Kỳ ngày giáp tết
Tại nhiều cửa hàng trên địa bàn TP.Tam Kỳ, không khí mua bán pháo hoa diễn ra khá nhộn nhịp trong những ngày cận tết. Số lượng pháo hoa do Công ty TNHH Hoa lửa Quảng Nam (số 44, phường An Mỹ, TP.Tam Kỳ) nhập về từ đơn vị sản xuất hợp pháp của Bộ Quốc phòng.
Giá pháo hoa không tiếng nổ chơi Tết của Nhà máy Z121 được các đại lý bán giá gấp 2-3 lần giá niêm yết nhưng vẫn được người dân săn lùng mua.
Ngày 14/1, anh Trung (Cầu Giấy, Hà Nội) tới một điểm bán pháo hoa Tết trên đường Dịch Vọng thì được người bán báo giá 880.000 đồng một giàn phun hoa. Thấy không đúng giá công bố, anh tới một đại lý khác tại quận Hà Đông.
Tại đây cửa hàng không có bảng giá niêm yết sản phẩm, người bán sẽ báo giá từng loại khi khách có nhu cầu hỏi mua. Giàn phun hoa và giàn phun viên - hai sản phẩm hot nhất, được nhiều người dân tìm mua, được nhân viên cửa hàng báo giá lần lượt 900.000 đồng và 400.000 - 600.000 đồng một giàn tuỳ loại.
Trong khi đó, thông tin trên website của Nhà máy Z121, giá giàn phun hoa là 330.000 đồng một giàn; giàn phun viên 308.000 - 398.000 đồng một giàn 25 hoặc 36 ống. Tương tự giá ống hoa lửa cầm tay cửa hàng bán giá 120.000 - 140.000 đồng một túi, còn giá niêm yết nhà máy 32.000 - 33.000 đồng. Như vậy, giá bán lẻ tại các cửa hàng cao hơn giá công bố nhà máy 2-3 lần, tuỳ loại.
Bị khách hàng chê đắt, người bán tại cửa hàng ở quận Hà Đông giải thích, so với năm ngoái, giá pháo hoa đã giảm hơn, nhưng hàng về số lượng có hạn nên "khó bán đúng giá". Chẳng hạn, năm nay giá giàn phun hoa giảm 25-30% so với năm ngoái, song do sản phẩm "hot", hiếm hàng, giá vẫn cao hơn các loại khác.
Pháo hoa giàn phun hoa, giàn phun viên của Nhà máy Z121 tại một đại lý bán giá hơn gấp đôi giá niêm yết, ngày 14/1. Ảnh: Phùng Minh
Một số sàn thương mại điện tử đã gỡ các sản phẩm pháo hoa giàn phun viên/giàn phun hoa trên các gian hàng, nhưng tại các hội nhóm bán online, giá pháo hoa không tiếng nổ của Nhà máy Z121 vẫn "loạn giá".
Mỗi thùng giàn phun hoa, giàn phun viên được dân buôn trong các nhóm bán hàng online rao 9-21 triệu đồng (24 giàn), tức giá bán lẻ trung bình 380.000-400.000 đồng một giàn phun viên; giàn phun hoa 850.000-900.000 đồng.
Tuy vậy, theo nhiều người mua, so với năm ngoái và cách đây một tháng giá pháo hoa Tết đã giảm hơn. Năm thứ hai "chơi" pháo hoa Tết, anh Huy (Hà Đông, Hà Nội) cũng thừa nhận, so với năm ngoái giá đã hạ nhiệt hơn. "Năm ngoái tôi mua giàn phun hoa 1,2 triệu, năm nay hỏi giá đang là 900.000 đồng một giàn", anh chia sẻ.
Loại giàn nhấp nháy, một trong 2 loại pháo hoa mới được Nhà máy Z121 đưa ra thị trường Tết năm nay, giảm giá gần một nửa, còn 450.000-550.000 đồng so với mức 800.000-900.000 đồng một giàn cách đây một tháng. Giá sẽ giảm dần nếu mua số lượng lớn.
Hạnh, một người bán ở Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết, năm nay độ hot của pháo hoa Z121 giảm so với Tết 2022 - năm đầu tiên mở bán. "Năm ngoái thời điểm này là đang cháy hàng, nhưng năm nay kho vẫn đầy. Tuần này tôi bắt đầu xả hàng để thu hồi vốn", chia chia sẻ.
Dân buôn xả hàng Tết, giá hạ nhiệt song vẫn cao hơn mức niêm yết của nhà máy. Trước tình trạng giá pháo hoa bị "thổi giá", trong thông tin phát đi ngày 13/1, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cho biết, pháo hoa là sản phẩm kinh doanh có điều kiện. Hiện chỉ có 2 doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được cấp phép kinh doanh sản phẩm pháo hoa, gồm: Công ty TNHH Hoá chất 21 (Nhà máy Z121) và Tổng Công ty Kinh tế kỹ thuật Công nghiệp quốc phòng (Tổng công ty GAET).
Nhà máy Z121 áp dụng chính sách bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng qua hệ thống 247 cửa hàng giới thiệu, bán sản phẩm tại 52 tỉnh, thành phố. Tổng công ty GAET hiện có 2 cửa hàng tại Hà Nội và Ninh Bình. Giá bán sản phẩm được niêm yết tại nhà máy.
Cục khuyến cáo người tiêu dùng cần mua pháo hoa tại các cửa hàng, địa điểm kinh doanh được cơ quan có thẩm quyền cấp phép, đảm bảo đủ điều kiện kinh doanh, an ninh, trật tự, an toàn, phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
Các hoạt động mua bán ngoài phạm vi các cửa hàng của Nhà máy Z121, Tổng công ty GAET, gồm bán trên mạng, theo Cục Cạnh tranh & Bảo vệ người tiêu dùng là "trái quy định pháp luật".
Trường hợp người dân phát hiện các hoạt động kinh doanh, mua, bán pháo hoa tại các điểm không nằm trong danh sách cửa hàng, đại lý được công bố, Cục này đề nghị cung cấp thông tin để xử lý theo quy định.
Năm 2022, Nhà máy Z121 bán ra hơn 4 triệu sản phẩm pháo hoa các loại, gấp 10 lần năm trước đó.
Những ngày giáp Tết Nguyên đán 2024, các điểm du lịch tại Cần Thơ càng rộn ràng với không gian Tết xưa được chăm chút để du khách chụp ảnh check-in, tìm hiểu văn hóa Tết đậm chất miền Tây Nam Bộ.
Không gian tết xưa thu hút du khách tham quan và chụp ảnh tại Căn nhà màu tím. Ảnh: Kiều Mai
Căn nhà màu tím (99 đường Chí Sinh, phường Tân Phú, quận Cái Răng) đang là điểm đến thu hút nhiều khách trong những ngày cận Tết. Nơi đây có không gian đầy hoài niệm về Nam Bộ xưa. Ðó là nhà tranh đơn sơ nép mình bên bờ ao, sàn nước, cầu khỉ, vó sông; phía trước là những ụ rơm, nồi bánh tét, hoa mai rực sắc… Bên trong có tủ thờ, chái bếp với các vật dụng đậm chất “ngày xưa”. Bà Huỳnh Thị Hồng Sen, chủ Căn nhà màu tím, cho biết: “Với chủ đề Tết hướng về nguồn cội, chúng tôi trang trí các tiểu cảnh đậm chất văn hóa Việt, đi tìm từng giấy dán, vật dụng của những thập niên trước để tái hiện không gian ký ức Tết xưa của người Việt. Trong đó, điểm nhấn lần này là trang trí bánh tét với những sợi dây tím với mong muốn quảng bá đòn bánh tét đặc trưng của miền Tây Nam Bộ”.
Ðể chuẩn bị chu đáo đón du khách dịp Tết, Căn nhà màu tím được chăm chút tỉ mỉ từ vật dụng cho đến không gian. Bà Dương Thị Mỹ Toàn, du khách đến từ Bến Tre, nói: “Tranh thủ những ngày cận Tết, tôi và nhóm bạn đến đây tham quan. Khung cảnh ở đây rất là đẹp, ngập tràn sắc tím và hương vị Tết. Chúng tôi đã có những bức ảnh thật tuyệt vời”. Hiện nay, lượng khách đến Căn nhà màu tím bình quân vài trăm khách mỗi ngày, đông nhất là cuối tuần từ 1.000-2.000 khách. Dạo một vòng quanh nơi đây dễ bắt gặp nhiều nhóm du khách thướt tha trong áo dài, áo bà ba tím mang guốc mộc chụp hình rất duyên dáng. Không chỉ giới trẻ mà còn nhiều nhóm bạn tuổi trung niên, gia đình 3-4 thế hệ cùng nhau cũng lựa chọn nơi đây làm điểm tụ họp, chụp ảnh. Bà Huỳnh Thị Út, đến từ Chợ Lách, Bến Tre, nói: “Tôi với nhóm bạn qua đây từ sớm. Ở đây góc nào cũng đẹp, sắc tím phủ khắp xung quanh, khiến nhóm chúng tôi rất thích vì đều rất yêu màu tím. Chúng tôi chuẩn bị sẵn áo dài, nón lá đều đồng bộ để chụp những bức ảnh lưu giữ kỷ niệm cùng nhau”.
Vào những ngày này, du khách đến cồn Sơn cũng có thể trải nghiệm không gian Tết xưa với hành trình Ký ức Tết xưa. Ðây là chương trình tái hiện là những hoạt động thường có mỗi khi Tết đến xuân về ở làng quê miền Tây Nam Bộ. Ðiểm đặc biệt là du khách có thể cùng người dân tại đây tham gia nhiều hoạt động chuẩn bị đón Tết, như: sên mứt, gói bánh tét, tát đìa ăn Tết… Chị Bùi Thúy Liễu, chủ vườn bưởi Phương My (cồn Sơn), cho biết: “Ở đây, nhà có gì thì phục vụ du khách thức nấy, nhà có dừa thì làm mứt dừa, nhà có chuối thì làm kẹo chuối, còn nhà tôi có bưởi thì sẽ để du khách trải nghiệm làm mứt bưởi”. Trải nghiệm tại đây mang đến cho du khách cảm giác như về nhà nơi quê xưa, vì được chính tay đi chọc dừa, hái trái… tham gia từng công đoạn cho đến khi thành phẩm mứt Tết; hay gói bánh tét, canh nồi bánh quây quần trò chuyện, chia sẻ những buồn vui trong năm qua.
Không gian Tết xưa đang được các điểm du lịch tại Cần Thơ chú trọng đầu tư và xem đó như là hoạt động điểm nhấn để thu hút du khách. Ví như tại khu làng nghề trong Làng du lịch Mỹ Khánh (335 Lộ vòng cung, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Ðiền), du khách có thể trải nghiệm làm hủ tiếu, kẹo dừa, mứt Tết. Chị Ðoàn Thị Ngọc Hằng, có hơn 20 năm làm mứt cho biết: “Ở đây, tôi có mứt dừa, mứt chôm chôm… đều làm thủ công. Tôi vẫn giữ cách làm xưa của ông bà mình và bắt nhịp xu hướng sản phẩm tốt cho sức khỏe, nên mứt ở đây đều sên đường phèn, ít ngọt. Khách đến đây sẽ thấy chúng tôi làm sản phẩm mới mỗi ngày, có thể cùng làm và đem sản phẩm đó về”. Chị Trần Thị Hồng Anh, du khách từ TP Hồ Chí Minh, cho biết: “Tôi có trải nghiệm mứt ở đây và thấy thích hoạt động này. Những trải nghiệm như này nên duy trì ở các điểm du lịch vì du khách có thể tìm hiểu về làng nghề, phong tục của địa phương”.
Trong khi đó, để chuẩn bị cho không gian Tết đúng chất Nam Bộ, ông Trịnh Văn Luân, đồng sáng lập Vó sông Farm (45F Trương Vĩnh Nguyên, phường Thường Thạnh, quận Cái Răng), cho biết: “Năm nay khu trồng hoa chúng tôi có mở rộng với nhiều loại hoa như: hồng ri, tam giác mạch, sao nhái, hoa cải… bên cạnh các vườn rau xanh đậm chất miền quê. Farm có định hướng phát triển là tái hiện ký ức miền quê đậm chất Tây Nam Bộ, nên khi đến đây du khách sẽ bắt gặp vó sông, bờ ao, vườn cây, vườn hoa như ở làng quê quen thuộc”. Ngoài rau, hoa, Vó sông Farm còn trồng lúa, bắp, dàn bầu, dưa… đậm chất vườn quê đón Tết.
Có thể thấy các điểm đến ở Cần Thơ đang rất chú trọng đầu tư không gian Tết xưa. Không dừng lại ở tạo tiểu cảnh để du khách chụp ảnh, check-in; mà qua đó các điểm du lịch còn lồng ghép trải nghiệm, quảng bá những nét đặc trưng văn hóa trong phong tục tập quán đón Tết truyền thống.
- Ngày 16/9/1820: Ngày mất của đại thi hào dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Du, tự Tố Như, hiệu Thanh Hiên. Người đã có nhiều đóng góp cho kho tàng văn học nước nhà, tiêu biểu là tác phẩm Truyện Kiều.
Nhằm tôn vinh những cống hiến to lớn của đại thi hào Nguyễn Du đối với văn hóa dân tộc và những giá trị cốt lõi của nhân loại, năm 1965, Hội đồng Hòa bình thế giới quyết nghị tổ chức kỷ niệm 200 năm Ngày sinh đại thi hào dân tộc Nguyễn Du cùng với 8 danh nhân văn hóa khác trên toàn thế giới.
Năm 2013, Đại Hội đồng UNESCO quyết định vinh danh đại thi hào Nguyễn Du cùng 107 danh nhân văn hóa của nhân loại.
- Ngày 16/9/1950, Mở màn chiến dịch biên giới. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến trận địa, quan sát trận công kích Đông Khê mở màn Chiến dịch Biên giới. Trước đó, Bác đã đến thăm Trung đoàn 296 Đoàn Sông Lô, giao nhiệm vụ: Phải đánh thắng trận mở màn của Chiến dịch Biên giới. Sau 29 ngày đêm, ngày 14/10/1950, chiến dịch kết thúc thắng lợi. Quân và dân ta loại khỏi vòng chiến đấu gần 10 tiểu đoàn, với trên 8.000 quân, thu trên 3.000 tấn vũ khí, phương tiện chiến tranh; giải phóng khu vực biên giới từ Cao Bằng đến Đình Lập (Lạng Sơn), mở thông giao lưu quốc tế. Chiến dịch thắng lợi đã làm thay đổi cục diện chiến tranh: ta bước sang giai đoạn chiến lược phản công và tiến công, Pháp chuyển dần sang chiến lược phòng ngự. Các kế hoạch quân sự, chính trị của Pháp cơ bản bị phá sản. Đây là thất bại chưa từng có trong lịch sử chiến tranh xâm lược của đế quốc Pháp lúc bấy giờ.
- Ngày 16/9/1972 Giải phóng Thành cổ Quảng trị. 81 ngày đêm (từ ngày 28/6 đến 16/9/1972) chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị của quân và dân ta là 81 ngày đêm lịch sử, hào hùng, ác liệt, đầy hy sinh và mãi mãi bất tử, ghi dấu ấn sâu đậm vào lịch sử dân tộc như một chiến thắng vẻ vang, buộc đế quốc Mỹ phải nối lại đàm phán và đi đến ký kết Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.
Trong 81 ngày đêm, từ ngày 28/6 đến 16/9/1972, Thành cổ Quảng Trị đã phải hứng chịu 328.000 tấn bom đạn. Trung bình mỗi chiến sĩ phải hứng lấy 100 quả bom, 200 quả đạn pháo. Mỗi ngày có 1 đại đội vượt dòng Thạch Hãn để tiếp viện quân số, nhưng đêm nay 1 đại đội tiến vào thì ngày mai chỉ còn lại vài người sống sót.
50 năm đã trôi qua, khúc tráng ca của 81 ngày đêm lịch sử đã lùi xa, những dấu tích về trận đánh không còn nhiều, nhưng mảnh đất năm xưa, con người năm ấy mãi mãi được khắc ghi như một biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
- Ngày 16/9 hằng năm là Ngày quốc tế bảo vệ tầng ozone. Hoạt động này được tổ chức nhằm tăng cường sự hiểu biết về Nghị định thư Montreal, nâng cao nhận thức và truyền tải các thông điệp về bảo vệ tầng ozone tới các cấp, các ngành, cộng đồng và toàn xã hội.
TPO - Trong kế hoạch được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT-DL) tỉnh Bình Dương trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương về việc tổ chức các hoạt động chào mừng Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2023 có đề xuất tổ chức bắn pháo hoa, đây là hoạt động được người dân chờ đợi nhất mỗi dịp Tết đến.
Trước đó, trong hai năm liên tục, do ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, tỉnh Bình Dương đã dừng nhiều hoạt động văn hóa dịp Tết, trong đó không tổ chức bắn pháo hoa.
Ngày 6/11, thông tin từ đại diện Sở VHTT-DL tỉnh Bình Dương, đơn vị này đã xây dựng Kế hoạch tổ chức các ngày lễ lớn và các hoạt động phục vụ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.
Theo đó, các hoạt động chào mừng năm mới Dương lịch, Tết cổ truyền dân tộc và mừng Đảng, mừng Xuân 2023 gồm: Trang trí đường phố; Chợ hoa xuân; Đường hoa; Hội hoa xuân, Hội báo xuân, Du xuân; họp mặt ngoại giao đoàn, chức sắc tôn giáo, đồng bào dân tộc, báo chí, văn nghệ sĩ...
Bình Dương dự kiến bắn pháo hoa dịp Tết tại khu vực Trung tâm hành chính tỉnh
Theo Sở VHTT-DL tỉnh Bình Dương do tình hình dịch bệnh COVID-19 đã được kiểm soát nên dự kiến địa phương bổ sung thêm một số hoạt động trong dịp Tết Nguyên đán 2023. Theo đó, Bình Dương sẽ thực hiện “Trưng bày các tác phẩm mỹ thuật văn hóa” lồng ghép tổ chức trong không gian của Hội hoa xuân và Đường hoa tại Công viên Thành phố mới Bình Dương (trước Tòa nhà Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương). “Buổi hòa nhạc mùa xuân” do Công ty TNHH Becamex Tokyu phối hợp với Sở VHTT&DL tỉnh Bình Dương tổ chức nhằm chào mừng 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản.
Đặc biệt, năm nay Sở VHTT-DL tỉnh Bình Dương đề xuất bắn pháo hoa chào mừng Tết Dương lịch năm 2023; Chào mừng kỷ niệm Bình Dương 26 năm phát triển và đêm giao thừa Tết Nguyên đán tại khu vực Trung tâm Hành chính của tỉnh.
Trước đây, việc tổ chức bắn pháo hoa ở Bình Dương diễn ra thường niên hàng năm, luôn được người dân địa phương mong đợi. Tuy nhiên, trong hai năm liên tiếp (2021, 2022) do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19, Bình Dương không tổ chức bắn pháo hoa.