Làng hiện nay có khoảng 40 hộ gia đình sống chính thức bằng nghề tiện. Ngoài ra còn có nhiều hộ gia đình làm nghề nông là chính lúc rảnh rỗi phụ thêm làm đồ tiện - Những đồ loại dễ như cối, chày, mâm, đài câu cá, cán các loại dao, liềm, đục, cán con dấu đồng v. v...

Hình ảnh đẹp chào tháng 8 mùa thu

Một buổi chiều tháng 8, khi tôi dạo bước qua con ngõ dẫn về nhà, hương nhãn chín bay thoang thoảng hòa quyện với không khí, khiến lòng tôi bỗng dâng tràn những hồi ức đẹp. Mùi thơm ngọt ngào của những quả nhãn chín đã lâu không còn là chỉ là một hương vị, mà là cả một phần kỷ niệm mà tôi muốn giữ mãi. Tháng Tám về trong những cơn gió hiu hiu, mang theo hơi ấm của mùa hè mà cũng rất nhẹ nhàng gợi cảm xúc về sự chuyển giao, khiến tôi cảm thấy nôn nao chờ đón những điều mới mẻ sắp đến.

Ánh nắng lúc này không còn gay gắt như những tháng trước. Nó dịu dàng trải dài trên những cánh đồng xanh mướt, trở thành một bức tranh tĩnh lặng nhưng đầy sức sống. Ngắm nhìn khung cảnh ấy, tôi tự hỏi, bao nhiêu năm rồi, mấy ai còn nhớ đến những điều giản dị nhưng lại đẹp lung linh như thế? Tôi thích cái cảm giác khi chứng kiến bà con nông dân tất bật thu hoạch, trên mỗi gương mặt in hằn những vết chân cuộc đời mà họ trải qua với bao vất vả. Những người phụ nữ tay chai sạn làm lụng bên ruộng, vừa gặt lúa, vừa nhắc nhở con cái, vừa đối diện với những lo toan chưa bao giờ ngớt. Họ là hình ảnh đẹp đẽ nhất mà tôi từng thấy - sức chịu đựng, tình thương và nỗ lực không ngừng nghỉ.

Tháng Tám gợi lên trong tôi cảm giác tràn ngập xúc cảm và một chút tĩnh lặng. Những cơn mưa bất chợt như mang theo một phần ký ức; mảnh vụn của những ngày thơ ấu êm đềm, những cuộc tắm mưa cùng lũ trẻ hàng xóm, hay cái lạnh buốt của những buổi chiều mưa rào. Giữa dòng đời hối hả, đôi lúc tôi chỉ muốn dừng lại để hít thở thật sâu và cảm nhận hơi thở của mẹ thiên nhiên, để nghe lòng mình vang lên bản nhạc của ký ức. Tiếng mưa vẫn gõ trên mái nhà, như một điệp khúc êm đềm, một bản giao hưởng của cuộc sống.

Mùa thu đã chạm ngõ, mang theo màu sắc vàng ươm, ấm áp hơn cả ánh nắng hồi tháng Sáu. Tôi vẫn nhớ như in nỗi lo của mẹ mỗi khi trời mưa, nhắc nhở tôi khoác thêm chiếc áo ấm nhưng thực ra, chính tôi lại muốn chìm đắm trong cảm giác mát rượi ấy. Những ký ức về mùa hè không chỉ là thời gian mà còn là những hình ảnh sống động trong tâm trí tôi. Đó là những buổi tối nằm ngắm sao với gia đình, những chuyến thưởng thức hương vị quê nhà bên mâm cơm giản dị nhưng đầy tình thương.

Bước vào tháng Tám, các em nhỏ lại háo hức trở lại trường học. Những gương mặt ngây thơ mang theo hi vọng và ước mơ. Nhìn chúng, bỗng chốc tôi cũng như được sống lại cái cảm giác hồi hộp của những ngày chuẩn bị cho năm học mới. Nhưng bên cạnh niềm vui ấy, trong tâm trí các bậc phụ huynh lại hiện ra bao nhiêu nỗi lo toan: Đầu năm học chẳng khác nào một cuộc chiến, khi mà học phí, áo quần, sách vở, chẳng bao giờ đủ cho một đứa trẻ lớn lên. Nỗi buồn lẫn lộn giữa vui và lo khiến ai cũng cảm nhận được một gánh nặng trong trái tim.

Tôi cảm nhận được màu xanh của đồng quê, màu vàng ươm của bầu trời, và trong cái rung động ấy, cảm nhận được sự khao khát sống mãnh liệt. Các bà, các mẹ đã miệt mài cật lực ở ngoài đồng, các bậc phụ huynh lặng lẽ lo toan cho tương lai con cái. Và tôi, giữa đời thường, ngẫm nghĩ về những gì mình đã sống, về những chiêm nghiệm sâu sắc trong trái tim mình. Dẫu có thế nào, tôi luôn trân trọng khoảnh khắc quý giá của cuộc sống, những điều giản dị xung quanh mình.

Rồi cuộc sống trôi đi, tháng Tám lại rời xa, nhưng trong tôi, từng hình ảnh, âm thanh vẫn vang vọng, để nhắc nhớ rằng ta cần phải yêu thương, cần phải sống trọn vẹn với từng giây phút. Chắc chắn rằng, dù cuộc sống có bộn bề công việc đến đâu, tôi vẫn sẽ dành thời gian để quay về với những điều giản dị, để tìm lại chính mình. Tháng Tám, mùa Thu chớm về, không chỉ mang không khí lạnh mát, mà còn là dấu mốc cho những thay đổi trong tâm hồn tôi.

Cảm ơn tháng Tám đã đến bên tôi, cho tôi cơ hội để sống trọn vẹn, để cảm nhận và suy ngẫm về từng khoảnh khắc mà cuộc sống mang lại. Hy vọng rằng, mỗi lần tháng Tám trở về, tôi sẽ luôn giữ trong mình tấm lòng trân trọng và yêu thương những gì mình đã và đang có. Chào tháng Tám, chào những ngày đầu thu đầy cảm xúc!

I. Tình hình đăng ký doanh nghiệp 8 tháng đầu năm 2024

Số doanh nghiệp thành lập mới trong 8 tháng năm 2024 là 110.764 doanh nghiệp, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2023.

Tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 8 tháng đầu năm 2024 là 2.014.006 tỷ đồng (giảm 5,06% so với cùng kỳ năm 2023), trong đó, số vốn đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới là 994.686 tỷ đồng (tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2023). Có 30.289 doanh nghiệp đang hoạt động đăng ký tăng vốn trong 8 tháng đầu năm 2024 (giảm 4,5% so với cùng kỳ năm 2023), số vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp đang hoạt động đạt 1.019.320 tỷ đồng (giảm 10,1% so với cùng kỳ năm 2023). Vốn đăng ký thành lập bình quân trên một doanh nghiệp trong 8 tháng năm 2024 đạt gần 09 tỷ đồng, giảm 3,6% so với cùng kỳ năm 2023.

Có 08/17 ngành có số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng so với cùng kỳ năm 2023, trong đó có: Vận tải kho bãi (tăng 15,48%); Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy (tăng 12,08%); Nghệ thuật, vui chơi và giải trí (tăng 10,62%); Sản xuất phân phối, điện, nước, gas (tăng 10,19%); Thông tin và truyền thông (tăng 7,66%); Công nghiệp chế biến, chế tạo (tăng 5,66%); Kinh doanh bất động sản (tăng 2,24%); Hoạt động dịch vụ khác (tăng 2,12%).

Các ngành còn lại có số lượng doanh nghiệp thành lập mới giảm so với cùng kỳ năm 2023, cụ thể: Khai khoáng (giảm 13,59%); Dịch vụ lưu trú và ăn uống (giảm 10,03%); Dịch vụ việc làm; du lịch; cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác (giảm 9,45%); Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội (giảm 8,17%); Giáo dục và đào tạo (giảm 4,32%); Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác (giảm 3,88%); Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản (giảm 3,71%); Xây dựng (giảm 3,22%); Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm (giảm 2,75%).

Doanh nghiệp thành lập mới đa phần có quy mô nhỏ (từ 0 - 10 tỷ đồng) với 102.575 doanh nghiệp (chiếm 92,6%, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2023), chủ yếu thuộc nhóm ngành Dịch vụ với 83.980 doanh nghiệp, chiếm 75,82% tổng số doanh nghiệp thành lập mới, tăng 5,53% so với cùng kỳ năm 2023. Nhóm ngành Công nghiệp và Xây dựng có 25.694 doanh nghiệp gia nhập thị trường, chiếm 23,2% tổng số doanh nghiệp thành lập mới, tăng 1,39% so với cùng kỳ năm 2023. Khu vực Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản ghi nhận 1.090 doanh nghiệp thành lập mới, chiếm 0,98% tổng số doanh nghiệp thành lập mới, giảm 3,17% so với cùng kỳ năm 2023.

Có 5/6 khu vực trên cả nước có số doanh nghiệp đăng ký thành lập tăng so với cùng kỳ năm 2023: Đồng bằng Sông Cửu Long (8.226 doanh nghiệp, tăng 8,29%); Trung du và miền núi phía Bắc (5.766 doanh nghiệp, tăng 8,16%); Đông Nam Bộ (47.570 doanh nghiệp, tăng 7,12%); Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (12.580 doanh nghiệp, tăng 1,26%); Đồng bằng Sông Hồng (33.892 doanh nghiệp, tăng 1,09%). Khu vực còn lại có số doanh nghiệp đăng ký thành lập giảm so với cùng kỳ năm 2023: Tây Nguyên (2.730 doanh nghiệp, giảm 1,3%).

Tổng số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong 8 tháng năm 2024 là 672.439 lao động, giảm 1,9% so với cùng kỳ năm 2023.

2. Doanh nghiệp quay trở lại hoạt động

Tổng số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 8 tháng năm 2024 là 57.312 doanh nghiệp.

Số doanh nghiệp quay lại hoạt động phân theo ngành nghề kinh doanh chính 8 tháng năm 2024 là: Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy với 22.522 doanh nghiệp; Xây dựng với 7.495 doanh nghiệp; Công nghiệp chế biến, chế tạo với 6.555 doanh nghiệp; Khai khoáng với 4.220 doanh nghiệp; Vận tải kho bãi với 2.844 doanh nghiệp; Dịch vụ lưu trú và ăn uống với 2.822 doanh nghiệp; Dịch vụ việc làm; du lịch; cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác với 2.782 doanh nghiệp; Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác với 2.429 doanh nghiệp; Giáo dục và đào tạo với 1.284 doanh nghiệp; Thông tin và truyền thông với 1.277 doanh nghiệp; Nghệ thuật, vui chơi và giải trí với 771 doanh nghiệp; Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm với 456 doanh nghiệp; Sản xuất phân phối, điện, nước, gas với 444 doanh nghiệp; Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản với 386 doanh nghiệp; Hoạt động dịch vụ khác với 374 doanh nghiệp; Kinh doanh bất động sản với 370 doanh nghiệp; Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội với 281 doanh nghiệp.

Số doanh nghiệp quay lại hoạt động phân theo khu vực 8 tháng năm 2024 là: Đông Nam Bộ với 23.655 doanh nghiệp; Đồng bằng Sông Hồng với 18.514 doanh nghiệp; Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung với 7.321 doanh nghiệp; Đồng bằng Sông Cửu Long với 3.585 doanh nghiệp; Trung du và miền núi phía Bắc với 2.861 doanh nghiệp; Tây Nguyên với 1.376 doanh nghiệp.

3. Tình hình doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường

Trong 8 tháng năm 2024 có 135.267 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Trong đó, phần lớn là các doanh nghiệp lựa chọn hình thức tạm ngừng kinh doanh trong ngắn hạn (chiếm 61,2%), cụ thể:

- Số lượng doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh là 82.826 doanh nghiệp. Phần lớn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong 8 tháng năm 2024 có thời gian hoạt động ngắn, dưới 5 năm với 35.399 doanh nghiệp (chiếm 42,7%); tập trung chủ yếu ở quy mô nhỏ (dưới 10 tỷ đồng) với 74.140 doanh nghiệp (chiếm 89,5%).

- Số doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thể là 38.680 doanh nghiệp. Các doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thể tập trung chủ yếu ở quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng với 34.546 doanh nghiệp (chiếm 89,3%).

- Số doanh nghiệp giải thể là 13.761 doanh nghiệp, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, có 15/17 ngành kinh doanh chính có số lượng doanh nghiệp giải thể tăng so với cùng kỳ năm 2023. Phần lớn doanh nghiệp giải thể trong 8 tháng năm 2024 có thời gian hoạt động ngắn (dưới 5 năm) với 9.278 doanh nghiệp (chiếm 67,4%) và tập trung chủ yếu ở quy mô vốn từ 0 - 10 tỷ đồng với 12.092 doanh nghiệp (chiếm 87,9%, tăng 20,6% so với cùng kỳ năm 2023).

II. Tình hình đăng ký doanh nghiệp tháng 8 năm 2024

1. Doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường

Tháng 8/2024 có 13.393 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký là 124.639 tỷ đồng, giảm 12,8% về số doanh nghiệp và giảm 16,2% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2023.

Trong tháng 8/2024, chỉ có duy nhất vùng Đồng bằng Sông Cửu Long có số doanh nghiệp đăng ký thành lập tăng so với cùng kỳ năm 2023 với 1.104 doanh nghiệp, tăng 2,79%. Các vùng còn lại đều ghi nhận số doanh nghiệp đăng ký thành lập giảm so với cùng kỳ năm 2023: Tây Nguyên (299 doanh nghiệp, giảm 21,73%); Đông Nam Bộ (5.972 doanh nghiệp, giảm 15,71%); Đồng bằng Sông Hồng (3.895 doanh nghiệp, giảm 13,56%); Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (1.405 doanh nghiệp, giảm 9,06%); Trung du và miền núi phía Bắc (718 doanh nghiệp, giảm 6,63%).

Số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 8/2024 là 71.793 người, giảm 22,64% so với cùng kỳ năm 2023.

Tháng 8/2024 ghi nhận có 8.487 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trên phạm vi cả nước, cụ thể:

Số doanh nghiệp quay lại hoạt động phân theo ngành nghề kinh doanh chính tháng 8/2024 là: Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy với 3.316 doanh nghiệp; Xây dựng với 1.107 doanh nghiệp; Công nghiệp chế biến, chế tạo với 958 doanh nghiệp; Khai khoáng với 613 doanh nghiệp; Dịch vụ việc làm; du lịch; cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác với 442 doanh nghiệp; Dịch vụ lưu trú và ăn uống với 400 doanh nghiệp; Vận tải kho bãi với 395 doanh nghiệp; Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác với 395 doanh nghiệp; Giáo dục và đào tạo với 220 doanh nghiệp; Thông tin và truyền thông với 199 doanh nghiệp; Nghệ thuật, vui chơi và giải trí với 94 doanh nghiệp; Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm với 79 doanh nghiệp; Sản xuất phân phối, điện, nước, gas với 66 doanh nghiệp; Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội với 55 doanh nghiệp; Kinh doanh bất động sản với 52 doanh nghiệp; Hoạt động dịch vụ khác với 50 doanh nghiệp; Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản với 46 doanh nghiệp.

Số doanh nghiệp quay lại hoạt động phân theo khu vực tháng 8/2024 là: Đông Nam Bộ với 3.638 doanh nghiệp; Đồng bằng Sông Hồng với 2.781 doanh nghiệp; Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung với 903 doanh nghiệp; Đồng bằng Sông Cửu Long với 586 doanh nghiệp; Trung du và miền núi phía Bắc với 392 doanh nghiệp; Tây Nguyên với 187 doanh nghiệp.

2. Doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường

Trong tháng 8/2024, cả nước có 12.421 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, trong đó có:

- 5.334 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh;

- 5.160 doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thể;

- 1.927 doanh nghiệp đã giải thể, chấm dứt tồn tại, tăng 26,03% so với cùng kỳ năm 2023.