Hoạt động chủ đạo của một đứa trẻ ở lứa tuổi mầm non chính là hoạt động vui chơi, chính vì vậy mà việc dạy bé chơi với những đồ chơi đó như thế nào là rất cần thiết. Không chỉ hướng dẫn bé chơi mà ngay cả việc chúng ta lấy và cất chúng như thế nào cũng giúp trẻ hình thành những kỹ năng tốt khi hoạt động với đồ chơi của trẻ.
Kỹ năng tự phục vụ bản thân, tự lập
Nên giáo dục cho bé biết cách tự vệ sinh cá nhân, tự sắp xếp đồ đạc của mình dưới sự hướng dẫn của các thầy cô hoặc cha mẹ. Mới đầu bé có thể chưa quen nhưng lâu dần sẽ tạo thành thói quen tốt. Trẻ sẽ biết cách tự lập, tự chăm sóc bản thân khi không có người lớn ở bên cạnh.
Thông qua kỹ năng này, trẻ học được tính kiên nhẫn, lối sống ngăn nắp góp phần xây dựng tính tự lập từ nhỏ. Điều này rất có lợi khi con bước vào những chặng đường dài phía trước, hòa nhập cuộc sống, xã hội.
Nhiều ba mẹ vì quá bao bọc, sợ con tổn tương nên không muốn cho con tự làm việc gì cả, nhưng ba mẹ đừng lo lắng quá. Việc con tự làm được một việc gì đó sẽ giúp con sớm phát triển hơn, sớm tự lập hơn và sẽ ngoan ngoãn hơn. Ba mẹ hãy nhìn xem, những em bé nhà Sakura Montessori còn có thể tự vắt nước cam, tuy đôi tay nhỏ bé có chút vụng về nhưng trong tương lai con sẽ càng tốt hơn, tự làm được nhiều việc lớn hơn.
Kỹ năng nhận biết nguy hiểm, tự bảo vệ bản thân
Việc dạy cho bé kỹ năng tự bảo vệ bản thân càng sớm càng tốt, đặc biệt ở thời điểm bé 5 tuổi. Hãy dạy bé nhận biết những nơi an toàn và không an toàn tại nơi ở và nơi đến như trong nhà, khi đi đường, tại trường học, khu vui chơi giải trí. Khoanh vùng cho bé tránh xa các vật sắc nhọn, ổ điện, hồ nước…
Bé cần được hướng dẫn một số cách xử lý tình huống nguy hiểm như: khi ngã thì tự đứng dậy và xử lý vết thương; không tiếp xúc với người lạ, không đi theo người lạ; ghi nhớ số điện thoại của người thân để gọi khi nên thiết; nhờ sự giúp đỡ của thầy cô giáo, các cô chú công an, các các bảo vệ…
Kỹ năng giao tiếp với mọi người
Việc giao tiếp là điều cần thiết để giúp bé thể hiện và diễn đạt được ý tưởng của mình một cách rõ ràng nhất cho mọi người xung quanh. Biết cách giao tiếp trẻ biết lắng nghe, thấu hiểu, xem xét kỹ lưỡng trước khi chia sẻ để lời nói có hiệu quả.
Nếu sai thì phải xin lỗi, mọi người giúp đỡ thì phải biết nói cảm ơn, biết quan tâm và chia sẻ với bạn bè, người thân yêu trong gia đình. Đây là kỹ năng sống cơ bản nhất mà khi 5 tuổi bé nên được học, được dạy từ bố mẹ, từ thầy cô, người lớn tuổi.
Tại sao cần dạy kỹ năng sống cho trẻ?
Kỹ năng sống là tập hợp các hành vi tích cực, khả năng thích nghi cho phép đối phó với thách thức và nhu cầu cuộc sống một các hiệu quả. Đây là năng lực của mỗi cá nhân giải quyết những vấn đề trong cuộc sống. Đảm bảo sự tương tác có hiệu quả với những người xung quanh và xử lý tốt tình huống phát sinh.
Dạy kỹ năng sống cho trẻ là việc làm cần thiết, giúp trẻ khẳng định được vị trí của mình, trưởng thành và nhanh chóng hòa nhập vào tập thể, xã hội. Thiếu kỹ năng sống trở thành yếu điểm khiến trẻ không tiếp cận được với môi trường xung quanh.
Giai đoạn 6 năm đầu đời đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển trí não, tác động lâu dài đến khả năng học tập và mức độ thành công khi trẻ trưởng thành. Vì vậy việc giáo dục kỹ năng sống ở tuổi mầm non là vô cùng cần thiết.
Quá trình rèn luyện kỹ năng sống cần diễn ra thường xuyên, thông qua hoạt động học tập, sinh hoạt hàng ngày tại trường và cả ở gia đình. Trẻ hình thành và phát triển trí tuệ, nhân cách. thể lực… một cách toàn diện. Bên cạnh đó trang bị cho trẻ các kỹ năng xử lý tình huống một cách linh hoạt trong cuộc sống.
Rèn luyện kỹ năng sống sớm, ngay trong giai đoạn “vàng” từ 2 đến 6 tuổi để trẻ làm chủ bản thân, có ý thức cao, sống tích cực, hướng tới những điều lành mạnh. Tạo tiền đề cho sức khỏe, năng lực, thành công và tương lai trở thành là công dân có ích cho xã hội.
Tìm hiểu thêm về tâm lý và cảm xúc của con?
Tìm hiểu thêm về tâm lý và cảm xúc của con?
Lưu ý về phương pháp giáo dục
Giai đoạn 5 tuổi bé đã phát triển hoàn chỉnh và toàn diện về cả trí tuệ, thể chất, ngôn ngữ và có những tính cách riêng nhất định. Lúc này việc lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp cho bé cũng là điều quan trọng.
Hiện nay phương pháp giáo dục toàn diện Montessori được coi trọng và phổ biến nhất. Đây là phương pháp lấy trẻ làm trung tâm, trẻ được toàn quyền lựa chọn học tập, vui chơi, thể hiện cá tính của mình. Từ đó bé có thêm nhiều trải nghiệm thú vị, hữu ích nhằm phát triển năng lực của bản thân một cách tốt nhất.
Bên cạnh đó, phương pháp giáo dục này sẽ giúp trẻ tiếp nhận nhiều kiến thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau như văn hóa, thực hành cuộc sống, nghệ thuật, toán, ngôn ngữ,… sẽ có những khía cạnh thực tiễn để áp dụng vào thực tế cuộc sống.
Sakura Montessori là hệ thống trường mầm non tiên phong tại Việt Nam, ứng dụng phương pháp giáo dục Montessori chuẩn Quốc tế. Trường nhận đánh giá cao từ các chuyên gia và các bậc phụ huynh về môi trường giáo dục tôn trọng sự khác biệt của mỗi đứa trẻ.
Chương trình rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ tại Sakura Montessori kết hợp hài hòa giữa lý thuyết cùng các hoạt động thực tế. Qua đó trẻ vừa học tập vừa vui chơi để quá trình tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn, việc áp dụng kiến thức vào hoạt động hàng ngày trở nên linh hoạt.
Trên đây là những chia sẻ của Sakura Montessori về các kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi đang được trường mầm non áp dụng. Hy vọng sẽ giúp phụ huynh hiểu rõ hơn về vai trò của các kỹ năng sống cho bé. Dù ở độ tuổi nào việc dạy kỹ năng sống cho con là điều cần thiết và bắt buộc. Giúp bé có thể phát triển toàn diện nhất về mọi mặt cả trí tuệ và thể chất, kỹ năng mềm để có nền tảng tốt vững chắc cho tương lai về sau.
Giúp đỡ và chia sẻ với mọi người xung quanh
Đây là kỹ năng sống cần thiết cho bé, một đứa trẻ được dạy dỗ cẩn thận sẽ biết cách giúp đỡ, chia sẻ khó khăn với mọi người. Qua đó trẻ hình thành được lòng bao dung và hạn chế các mâu thuẫn và tình trạng bạo lực.
Việc này đòi hỏi những người lớn tuổi như bố mẹ và thầy cô phải làm gương cho bé. Để bé nhìn theo và học tập để có thể giúp đỡ những người xung quanh. Bé sẽ cảm nhận được giá trị của tình yêu thương, con người xích lại gần nhau hơn khiến cuộc sống trở nên tươi đẹp.
Khi trẻ mới 5 tuổi, để bé giúp đỡ bố mẹ ở những việc nhỏ như tự ăn, tự mặc quần áo, tự gấp chăn màn sau khi ngủ, tự vệ sinh cá nhân… mà không cần bố mẹ hỗ trợ và nhắc nhở. Hãy dạy bé thể hiện lòng tốt của mình từ những việc nhỏ mà bé có thể thực hiện được.
Còn đối với bạn bè thì chia sẻ đồ chơi cho bạn, giúp bạn lấy đồ, cất đồ chơi sau khi chơi chung với nhau,… để gắn kết tình bạn bè thân thiết với nhau.
Dạy trẻ tự tin vào chính bản thân
Việc bé tự tin khẳng định mình trước mọi người sẽ giúp bé mạnh dạn và hòa đồng với mọi người. Nếu con là một đứa trẻ tự ti, nhạy cảm thì việc dạy con tự tin vào mình là điều cần thiết. Bé có thể tự lên tiếng khi không hiểu bài trên lớp, đưa ra các ý kiến của mình khi cần thiết. Từ đó giúp trẻ trưởng thành hơn, tự tin hơn và không bị thụt lùi so với các bạn bè đồng lứa.
Giai đoạn dạy trẻ tự tin và bản thân mình cần diễn ra từ từ, cho bé có thời gian làm quen và thích nghi. Việc dạy bé ngay khi còn nhỏ rất tốt sẽ giúp con rèn luyện đức tính trung thực. Trẻ thoải mái đưa ra ý kiến của chính mình để con có thể phát triển toàn diện và tốt nhất.
Khi trẻ 5 tuổi bắt đầu có nhận thức về cơ thể, giới tính nên việc giáo dục giới tính cho bé càng sớm càng tốt để bé có ý thức bảo vệ bản thân hơn. Có thể bắt đầu từ việc mặc đồ lót, giải thích cho bé hiểu bộ phận sinh dục cần được bảo vệ, chăm sóc không cho bất kỳ ai động chạm vào.
Bố mẹ nên giáo dục giới tính cho trẻ về sự khác biệt giữa con trai và con gái, giúp bé hình thành ý thức đúng về giới tính của mình. Lắng nghe cảm nhận của con, thông qua các hoạt động vui chơi cùng con để giúp con xác định các hoạt động dành cho nam và nữ.
Hạn chế cho bé xem film, hình ảnh không lành mạnh hay sờ mó lung tung lên cơ thể để bé tự tin và chăm sóc bản thân mình.