(Nguồn: Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/11/2015 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về hướng dẫn thực hiện một số điều về hợp đồng, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2016)
Trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm đều là những khoản tiền mà người lao động được nhận khi nghỉ việc. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng trường hợp mà người lao động sẽ được hưởng một trong hai loại trợ cấp này.
So sánh trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm
Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc phân biệt giữa trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm theo quy định mới tại Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019 thông qua việc so sánh hai loại trợ cấp này dựa vào các tiêu chí sau:
Làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên
- Hoàn thành công việc theo hợp đồng;
- Các bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng;
- Người lao động bị kết án tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không được trả tự do, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng;
- Người lao động chết; bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết;
- Người sử dụng lao động chấm dứt hoạt động hoặc bị ra thông báo không có người đại diện hợp pháp...;
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp.
(trừ trường hợp người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu; người lao động bị chấm dứt hợp đồng do tự ý bỏ việc từ 05 ngày liên tục trở lên mà không có lý do chính đáng)
- Do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;
- Do chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.
Thời gian làm việc để tính trợ cấp
Là tổng thời gian làm việc thực tế trừ đi thời gian đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
Là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động nghỉ việc.
Mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
Mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.
Từ bảng so sánh trên, có thế thấy điểm khác biệt giữa trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm là căn cứ chấm dứt hợp đồng lao động và mức hưởng đối với từng loại trợ cấp.
Lưu ý: Người lao động ký hợp đồng lao động từ ngày 01/01/2009 không được hưởng trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm mà chỉ được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Từ 2021, thêm thời gian không tính trợ cấp thôi việc hoặc mất việc làm
Hiện nay, thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm là thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được chi trả trợ cấp thôi việc (căn cứ Điều 48, Điều 49 BLLĐ 2012).
Trong đó, thời gian làm việc thực tế gồm: thời gian người lao động đã làm việc thực tế theo hợp đồng lao động; thời gian cử đi học; nghỉ ốm đau, thai sản; nghỉ hàng tuần, nghỉ việc hưởng nguyên lương,… (theo khoản 5 Điều 1 Nghị định 148/2018/NĐ-CP)
Như vậy, thời gian tính hưởng trợ cấp hiện nay chỉ trừ 02 khoảng thời gian sau: đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và đã được chi trả trợ cấp thôi việc.
Tuy nhiên, BLLĐ 2019 đã bổ sung thêm 01 khoảng thời gian không được tính để hưởng trợ cấp là thời gian đã được chi trả trợ cấp mất việc làm.
Với những nội dung trên, bài viết mong rằng bạn đọc sẽ hiểu thêm về trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm.
-----------------------------------